Phục tráng giống lúa mùa bản địa và mở rộng vùng lúa thơm - tôm sạch

Phục tráng giống lùa mùa bản địa và mở rộng vùng sản xuất lúa thơm - tôm sạch là hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Bạc Liêu.

giong-lua-chiu-man-phen-1-081833_341.jpg

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang được phát triển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.  Ảnh: Trọng Linh.

Phục tráng lúa mùa bản địa 
Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu cho biết: Việc phục tráng giống lúa mùa Một bụi đỏ Hồng Dân được thực hiện từ năm 2006. Sở Giáo dục Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu phối hợp với UBND huyện Hồng Dân, Viện Lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ phục tráng giống lúa này.

Đến năm 2009, giống lúa Một bụi đỏ Hồng Dân mới được đưa vào sản xuất ở địa phương. Trong quá trình phục tráng có 2 dòng một bụi đỏ gồm: HD5 và HD6, nhưng hiệu quả của giống HD6 tốt hơn.

Sau đó, gạo Một bụi đỏ Hồng Dânđược Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn thương hiệu độc quyền. Tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận năm 2008, đây là thương hiệu gạo thứ 2 trên toàn quốc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Giống lúa Một bụi đỏ Hồng Dân sản xuất trên vùng tôm lúa và chỉ làm được một vụ duy nhất trong năm. Thời gian sinh trưởng từ 120 đến 135 ngày. Quy trình sản xuất theo hướng tự nhiên. Trong ruộng lúa nuôi tôm nên rất ít dùng phân bón và quản lý dịch hại bằng thuốc sinh học. 
Đặc điểm của gạo một bụi đỏ là dẻo thơm, hạt dài, được đánh giá cao không thua kém gạo thơm các nước trong khu vực. Từ năm 2009 đến nay, mô hình luân canh tôm - lúa Một bụi đỏ được đưa vào sản xuất đại trà tại huyện Hồng Dân. Theo bà con nông dân trong vùng cho biết, so với trước đây hiệu quả của mô hình luân canh này mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Hoàng (ở ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân), kể: Những năm trước đây, bà con trong huyện trồng đủ loại cây, đủ loại giống lúa nhưng chỉ có cây khóm và giống lúa Một bụi đỏ phát triển tốt. Từ năm 2006 một số nông dân trong xã cấy giống lúa này rất trúng nên nhiều người làm theo. Nhưng gạo Một bụi đỏ lúc đó chất lượng ăn không ngon như bây giờ do hạt cơm hơi cứng.

Mấy năm qua, nhờ lãnh đạo huyện kết hợp các nhà khoa học Trường đại học Cần Thơ phục tráng, nâng cấp giống lúa Một bụi đỏ nên gạo mới dẻo, thơm ngon và giàu dinh dưỡng như hiện nay. Gạo Một đỏ Hồng Dân hiện nay tiêu thụ mạnh nên cuộc sống của nhiều người làm giống lúa này có phần khá giả hơn.

giong-lua-chiu-man-phen-2-081833_33.jpg

Mô hình tôm - lúa được sản xuất theo quy trình sạch đã giúp nông dân đạt lợi nhuận cao, đặc biệt với giống lúa ST24 và ST25 bán được giá cao nên nông dân rất phấn khởi. Ảnh: Trọng Linh.

Mở rộng vùng lúa thơm - tôm sạch
Cùng với việc phục tráng giống lúa mùa bản địa, từ năm 2020 Sở NN-PTNT Bạc Liêu triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng sản xuất giống lúa ST 24, ST 25 trên địa bàn tỉnh với quy mô 3.500 ha. Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu làm cầu nối kêu gọi doanh nghiệp đồng hành tham gia bao tiêu sản phẩm. Tổ chức bà con nông dân sản xuất theo hình thức cộng đồng với khối lượng hàng hóa lớn và tập trung.

Trên diện tích 3.500 ha được triển khai đã hình thành chuỗi liên kết giá trị cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho vùng sản xuất tôm lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu hướng tới xây dựng thương hiệu “Lúa thơm - Tôm sạch”, giúp nông dân tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Theo đánh giá của cán bộ phụ trách mô hình và những hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất, giống lúa ST24 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương. Đặc biệt là khả năng chịu mặn, chịu phèn rất tốt, dễ canh tác. Năng suất lúa đạt trung bình 6 tấn/ha, với giá bán 7.000đ/kg đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết: Tỉnh Bạc Liêu sẽ thực hiện nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, tiếp tục hỗ trợ phục tráng giống lúa mùa địa phương (Một bụi đỏ Hồng Dân), giống lúa mới BLR413. Đồng thời, nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, chịu phèn, mặn, có tính kháng sâu bệnh tốt như: ST24, ST25 tại địa phương, nhằm sản xuất theo hướng hữu cơ.

 

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.