Quảng Ninh quyết tâm chuyển đổi số trong nông nghiệp

Nhằm giúp nông dân, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với chi phí thấp nhất, nhưng thu về giá trị kinh tế cao từ những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, ngành nông nghiệp

8_2-1650918313927.jpg

Trồng dưa áp dụng công nghệ cao tại Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Ðầm Hà.

Quảng Ninh xác định phải thực hiện chuyển đổi số và coi đây là giải pháp chiến lược, quan trọng để phát triển bền vững với kỳ vọng tạo được sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế.
 
Đổi mới tư duy, đẩy mạnh ứng dụng số trong sản xuất

Mặc dù thời gian thành lập chưa lâu, nhưng Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Ðầm Hà ở huyện Ðầm Hà đã mạnh dạn đầu tư hơn 15 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng rau thủy canh và dưa lưới trong nhà màng theo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao. Công ty dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel được điều khiển bằng điện thoại thông minh. Với công nghệ này, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây; phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, nên dưa phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc.

Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Ðầm Hà Nguyễn Hữu Nhượng cho biết, nhờ ứng dụng công nghệ số đã hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất. Ðồng thời rất thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp và giảm bớt sức lao động. Hiện nay mỗi héc-ta dưa của Công ty cho năng suất gần 100 tấn/năm với doanh thu hơn một tỷ đồng.

Việc chuyển đổi số cũng được áp dụng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Ðiển hình là khu phức hợp sản xuất giống công nghệ cao Việt-Úc Quảng Ninh tại xã Tân Lập, huyện Ðầm Hà do Tập đoàn Việt-Úc làm chủ đầu tư có quy mô gần 170 ha. Thực hiện chủ trương số hóa trong sản xuất, Công ty đã đầu tư khu nhà sản xuất tảo, khu sản xuất thức ăn tươi sống Artemia, phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, hệ thống lọc nước tự động hiện đại nhất thế giới; hệ thống tự động cho tôm ăn. Các hệ thống này được kết nối qua hệ thống máy tính xử lý để có thể theo dõi quá trình sinh trưởng và môi trường phát triển tốt nhất cho tôm giống. Bên cạnh đó, tôm giống đã được mã hóa đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chủng loại, bố mẹ, địa điểm nuôi, thời gian xuất bán, qua đó, khẳng định chất lượng tôm giống trên thị trường.

Cùng với Tập đoàn Việt-Úc, Công ty cổ phần thực phẩm BIM đang triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao, quy mô 128 ha tại xã Ðại Bình dự kiến mỗi năm ương dưỡng hơn 250 triệu con tôm giống; Hợp tác xã thủy sản Bắc Việt mở rộng quy mô sản xuất 7 triệu tấn cá, hàu giống/năm cung cấp cho thị trường.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ðầm Hà Trần Việt Dũng khẳng định, mục tiêu chiến lược của huyện tiếp tục thu hút đầu tư kết hợp với chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp, đồng thời tiếp tục tích cực chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, quy hoạch phát triển Ðầm Hà trở thành địa phương chủ lực về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung của tỉnh.

Không chỉ tập trung chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, mà ngành nông nghiệp Quảng Ninh còn nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc kết nối đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao lên các sàn thương mại điện tử, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Ðơn cử như các sản phẩm: na, vải, thanh long, bưởi, gạo nếp cái hoa vàng, ruốc hàu, mắm sá sùng... đã bước đầu tiếp cận được các sàn thương mại điện tử, các trung tâm thương mại và đặc biệt đã phát huy hiệu quả các kênh bán hàng online.

Ðiển hình như thị xã Ðông Triều đã sớm xây dựng thương hiệu, bộ nhãn hiệu nhận diện cho quả na. Nhiều vườn na đã áp dụng và được công nhận tiêu chuẩn VietGAP, được cấp mã vùng trồng. Theo đó, quả na Ðông Triều được cấp mã QR, cấp tem chống hàng giả. Ðây chính là những dữ liệu  để đơn vị chức năng và người tiêu dùng tự mình truy xuất được nguồn gốc, nắm được quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch quả na, từ đó yên tâm về chất lượng của quả na.

Ðến nay, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Ðông Triều đã kết nối với các sàn thương mại điện tử là Sendo, Voso, Cuccu và xây dựng trang thương mại điện tử dongtrieumart.vn để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm. Ðây được coi là bước đi mạnh dạn cho mục tiêu ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp; tại các trung tâm thương mại, người mua hàng có thể quét mã tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tiêu chuẩn và giá cả của sản phẩm. Từ việc chuẩn hóa quy trình sản xuất, quy trình thương mại, mã hóa thông số... hầu như tất cả các sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh đều có ưu thế trên thị trường, được hệ thống phân phối uy tín trong nước đón nhận, từng bước tiếp cận thị trường nước ngoài “khó tính” và cho thấy giá trị đạt cao hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại.

7_1-1650918301653.jpg

Cán bộ nông nghiệp giám sát chất lượng vùng trồng cây thanh long trước khi cấp mã số xuất khẩu. 

Chuyển đổi số theo hướng bền vững

Mặc dù đi sau một số đơn vị trong chuyển đổi số, nhưng ngành nông nghiệp Quảng Ninh xác định chuyển đổi số phải bền vững, theo đó tập trung ưu tiên xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng; kết nối nông nghiệp thông minh có quy mô vùng chuyên canh, sản xuất quy mô công nghiệp. Tỉnh cũng đẩy mạnh hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số; xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.

Mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp Quảng Ninh là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương, những sản phẩm đã ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP giúp tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghiệp số trong nền kinh tế; tiếp tục xây dựng thí điểm mô hình sản xuất kết nối nông nghiệp thông minh, quản lý theo chuỗi, kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; ứng dụng IoT để hỗ trợ theo dõi, giám sát và hỗ trợ tự động hóa quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh Nguyễn Minh Sơn cho biết, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tập trung phát triển chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số, xây dựng nền tảng dữ liệu số phục vụ quản lý ngành; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm. Ðồng thời phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Ðến nay, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” và bấm nút khởi động tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn/. Hệ thống bước đầu cấp tài khoản tham gia quản lý cho 142 cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn; đấu nối với “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, sản thực phẩm của thành phố Hà Nội”, liên thông đồng bộ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Qua các trang điện tử, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã cung cấp thông tin 456 sản phẩm tham gia chương trình OCOP của 13 địa phương trong tỉnh với các siêu thị, chợ, 27 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, năm sàn giao dịch thương mại điện tử; phối hợp hỗ trợ đưa thông tin cho 418 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh niêm yết và giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được ngành nông nghiệp Quảng Ninh cho là bước chuyển căn bản thay đổi phương thức tiêu thụ nông sản của người nông dân trong xu thế công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay. Lợi thế của thương mại điện tử với tốc độ nhanh, phạm vi toàn cầu, có thể kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, là yếu tố quan trọng để các nhóm hàng, sản phẩm, đối tượng bán hàng được mở rộng hơn và với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống. Do vậy, ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đang trở thành xu thế kinh doanh tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay, hướng đến kênh phân phối tiêu thụ hiện đại và mang tính bền vững.

Với những giải pháp tích cực trong triển khai chuyển đổi số, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đang hướng đến mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và từng bước nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân và khu vực nông thôn.

Tỉnh Quảng Ninh hiện có 1.065 ha  trồng trọt được chứng nhận VietGAP; 45 ha  trồng trọt hữu cơ; 28 cơ sở chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi; 416 cơ sở áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến;14 vùng trồng cây ăn quả và năm cơ sở đóng gói quả tươi, chín công ty xuất khẩu thủy sản đã được cấp mã, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.