Quy định bổ sung muối i-ốt, sắt, kẽm vào thực phẩm gây khó
Nhiều doanh nghiệp trong ngành thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn vì quy định bổ sung muối i-ốt, sắt và kẽm khi chế biến - sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.
ại Hội thảo "Thực trạng và Đánh giá kết quả tác động trong 5 năm thực hiện quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm", bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) - cho biết các quy định trong Nghị định 09 yêu cầu bổ sung vi chất vào thực phẩm đã và đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, làm tăng chi phí và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Nghị định này thiếu hiệu quả, không phù hợp với quốc tế. Bởi khi áp dụng, một số loại thực phẩm như sản phẩm như thủy sản, rau củ quả sấy khô, sản phẩm ăn liền... nếu bổ sung i-ốt vào thực phẩm dễ dàng có phản ứng, do tính chất oxy hóa mạnh, sẽ làm các sản phẩm bị biến mùi, biến vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm", bà Chi nhìn nhận.
Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu không chấp nhận sản phẩm có muối i-ốt khiến doanh nghiệp tốn kém khi phải điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp thị trường trong nước và xuất khẩu.
"Bên cạnh đó, khi thực hiện quy định bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường sắt và kẽm, doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu nhập nguyên liệu. Vì Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn bột mì, trong khi đó, ở các nước xuất khẩu không có quy định bổ sung sắt, kẽm vào bột mì. Do đó khi doanh nghiệp Việt yêu cầu bổ sung thì không được chấp nhận", bà nói.
Doanh nghiệp sản xuất mì gói gặp nhiều khó khăn vì quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Ảnh: Quỳnh Danh.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết việc thiếu và thừa i-ốt đều có tác động xấu đến chức năng tuyến giáp. Việc tiêu thụ quá i-ốt có thể dẫn đến các biến chứng như cường giáp hoặc suy giáp, ở một số trường hợp. Trong khi Nghị định 09 lại yêu cầu bổ sung muối i-ốt vào trong muối.
"Hơn nữa, các sản phẩm của ngành thủy sản đã có sẵn lượng muối i-ốt do đó quy định phải dùng muối i-ốt chế biến các sản phẩm thủy sản là khiên cưỡng, thiếu khoa học", ông nói.
Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Công ty CP Acecook Việt Nam - cũng cho biết trong quá trình thực hiện Nghị định 09, doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng trong việc nhập nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Phải bổ sung i-ốt vào muối, sắt kẽm vào bột mì trong các sản phẩm nội địa trong khi phần lớn thị trường xuất khẩu không chấp nhận điều này khiến doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí để tránh nhiễm chéo.
Điển hình nhất là câu chuyện xuất khẩu sang Nhật Bản, vì nước này không chấp nhận các sản phẩm có i-ốt, sắt, kẽm nên hiện nay Acecook phải sản xuất riêng mì ăn liền, phở ăn liền để phục vụ khoảng 400.000 người Việt sống tại Nhật và người tiêu dùng Nhật Bản.
"Chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ bị các đơn vị trong nước tự ý xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, một số sản phẩm của công ty nội địa khác cũng bị tự ý xuất khẩu sang Nhật Bản", ông nói.
Lãnh đạo doanh nghiệp này đề nghị quy định trên được sửa đổi theo hướng chỉ khuyến khích thay vì bắt buộc doanh nghiệp áp dụng.
Tại hội thảo, bà Lý Kim Chi kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương xây dựng dự thảo thay thế Nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo hướng chỉ khuyến khích, không bắt buộc doanh nghiệp chế biến phải sử dụng muối được tăng cường i-ốt và bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm như hiện nay.
Nghị định 09 quy định "muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt" (áp dụng từ 3/2017) và "bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm" (áp dụng từ 3/2018).
Năm 2018, Chính phủ đã có Nghị quyết 19 chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi quy định theo hướng chỉ khuyến khích, không bắt buộc doanh nghiệp chế biến phải sử dụng muối i-ốt và bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường kẽm, sắt.
Tuy nhiên, tháng 9/2021, Bộ Y tế có văn bản gửi các Hiệp hội và doanh nghiệp thực phẩm yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm quy định Nghị định 09 và đang xây dựng dự thảo kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định này.
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận