Quy định mới về nông sản Việt Nam vào Trung Quốc

Đầu năm 2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản. Nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi.

9 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của nông lâm, thủy sản Việt Nam, đạt gần 6,8 tỷ USD, chiếm 19% thị phần. Những con số này cho thấy bất kể những thay đổi nào trong chính sách nhập khẩu của Trung Quốc đều tác động không nhỏ tới thị trường của Việt Nam.

Trung Quốc đã ban hành lệnh 249 về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và lệnh 248 ban hành quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc. Hai lệnh này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2022.

Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam cũng phải tuân thủ một loạt những quy định mới nếu muốn tiếp tục xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

photo-2-15472735649391163134762-16340950529131067225875.jpg


Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của nông lâm, thủy sản Việt Nam. Ảnh minh họa - Nguồn: Dân trí.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Việt Nam có hơn 1.300 vùng trồng, hơn 1.500 cơ sở bao gói sản phẩm đã được phía Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu chính ngạch, với 9 loại trái cây bao gồm: Xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và măng cụt. Tuy nhiên, việc chuyển sang quản lý nhập khẩu chính ngạch, thay vì trao đổi biên giới, mậu biên như trước đây đòi hỏi các doanh nghiệp phải sớm có giải pháp thích ứng.

Thực tế cho thấy, xuất khẩu chính ngạch đơn giản chỉ là việc ký kết hợp đồng với những điều khoản hết sức cụ thể về thời gian, địa điểm, cũng như phương thức giao hàng, thanh toán trong đó quy định trách nhiệm và quyền lợi rất rõ ràng. Như vậy việc thay đổi, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc sẽ đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Thư Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay: "Tổng cục Hải quan Trung Quốc có ban hành 2 cái lệnh 248 và 249, thực sự là họ chuẩn hoá quy trình quản lý thực phẩm nhập khẩu không chỉ đối với Việt Nam mà đối với toàn thế giới. Để không làm đứt gãy thương mại giữa 2 nước, chúng tôi đã tổ chức phổ biến cho các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp về các quy định này, sẵn sàng chuẩn bị điều kiện, để doanh nghiệp nào muốn bổ sung sau ngày 1/1/2022 thì phải theo đúng quy định này".

Cụ thể doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 18 nhóm mặt hàng thực phẩm vào Trung Quốc phải đăng ký trước như thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa, rau tươi và khô, các loại trái cây sấy khô. Đặc biệt, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm thực phẩm thay vì cơ quan quản lý như trước đây.

"Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu đi Trung Quốc phải phát triển nhanh, mạnh sang xuất khẩu chính nghạch, bởi trong những thời điểm khó khăn nhất xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông bình thường, còn xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn rất nhiều rủi ro", ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.

Năm 2020, xuất khẩu nhóm hàng nông lâm sản, thủy sản của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 41 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm 27%. Như vậy khi sản xuất đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của các nhà nhập khẩu, nông sản của Việt Nam mới phát huy được hết lợi thế về nguồn cung để khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Thúc đẩy thông quan nông sản tại cửa khẩu

Ngay thời điểm này, khi những quy định mới chưa có hiệu lực thì việc thông quan nông sản của nước ta sang Trung Quốc cũng đã gặp không ít khó khăn. Phía nước bạn tăng cường kiểm soát dịch bệnh và kiểm hóa 100% lô hàng trái cây. 

Thực tế này diễn ra trong bối cảnh đang vào mùa thu hoạch chính vụ của nhiều loại nông sản, có quá nhiều xe chở trái cây đổ về các cửa khẩu gây ùn ứ cục bộ. Cơ quan chức năng ở các cửa khẩu đang tạo mọi điều kiện để thông quan nhanh nông sản.

Thời gian qua, Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu nông sản qua một số cửa khẩu của tỉnh Lào Cai và Hà Giang. Còn ở Lạng Sơn, phía Trung Quốc đã dừng thông quan qua cửa khẩu Cốc Nam nên nông sản đổ dồn về 3 cửa khẩu còn lại rất lớn. Thông quan nông sản vì thế bị chậm, kể cả khi các cơ quan chức năng tại cửa khẩu đã tạo mọi điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp.

"Hải quan điện tử phần đa là luồng xanh, mỗi bộ hồ sơ chúng tôi làm chỉ 5 - 10 phút rất nhanh chóng cho xuất khẩu. Chủ yếu vướng mắc là phía đầu nước bạn", bà Lý Thị Hằng - công ty Thương mại Lý Hằng, Lạng Sơn cho hay.

cua-khau-tan-thanh-1-16292613622641211799197-16340952520691268903822.jpg

Khi những quy định mới chưa có hiệu lực thì việc thông quan nông sản của nước ta sang Trung Quốc cũng đã gặp không ít khó khăn. Ảnh minh họa - Nguồn: NLĐ.

"Lực lượng biên phòng và kiểm dịch cũng phối hợp để tạo điều kiện cho hàng hóa của chúng tôi được xuất khẩu rất thuận lợi", bà Nguyễn Thị Hương - đại diện Công ty XNK Nông sản TNT, TP Hồ Chí Minh cho hay.

Trung bình mỗi ngày có trên 1.000 xe nông sản cần được xuất khẩu nhưng chỉ có 1/6 số xe được thông quan. Tất cả các xe hàng đều phải chờ giao cho lái xe của nước bạn đưa qua biên giới hoặc chuyển sang xe của Trung Quốc khiến cửa khẩu luôn bị quá tải và các lực lượng chức mất rất nhiều thời gian điều tiết phương tiện.

Quá trình giao hàng bị chậm lại, khiến chi phí tăng và ảnh hưởng đến chất lượng trái cây. Hải quan Lạng Sơn đã thành lập các tổ hỗ trợ giải quyết mọi vướng mắc và khuyến cáo doanh nghiệp điều tiết phù hợp lượng hàng hóa xuất khẩu qua Lạng Sơn.

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch nông sản đi Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm giảm áp lực thông quan cho đường bộ.

Chủ động tránh đứt gãy xuất khẩu vào Trung Quốc

Những quy định mới của Trung Quốc với nông sản nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ đầu năm sau, trong đó sẽ có rất nhiều quy định mới và chưa có tiền lệ.

Ví như một loại sản phẩm nhãn sấy khô trước giờ xuất khẩu vào Trung Quốc khá nhiều và khá dễ dàng nhưng nay doanh nghiệp có nhãn sấy xuất khẩu sẽ phải đăng ký trước với phía Trung Quốc, phải chứng minh năng lực sản xuất, chế biến, đóng gói đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm từ phía nước bạn.

Ngoài ra, còn phải có bao bì nhãn mác, ghi đầy đủ thông tin từ cách sử dụng, hạn sử dụng. Để tránh đứt gãy xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thì ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp đã có sự chủ động.

photo-0-1540942348049508330996-16340951685021962752146.jpg

Các doanh nghiệp cần chủ động tránh đứt gãy xuất khẩu vào Trung Quốc. Ảnh minh họa - Nguồn: Dân trí.

Theo đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh nghiệp Việt Nam phải có hẳn một kế hoạch, chiến lược giám sát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, đến khâu chế biến đóng gói sản phẩm chặt chẽ thì mới đảm bảo được yêu cầu chất lượng từ phía Trung Quốc.

Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng ngày càng cao. Một số chuyên gia nông nghiệp nhận định, để vượt qua các rào cản kỹ thuật ngày càng nhiều, phát triển xuất khẩu nông sản bền vững, các doanh nghiệp và các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc.

 

Nguồn: Theo VTV

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.