Ra mắt Bộ quy tắc tham chiếu về cà phê bền vững

Diễn đàn Cà phê toàn cầu (GCP) ban hành Bộ quy tắc tham chiếu về cà phê bền vững, để thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất cà phê bền vững.

ra-mat-bo-quy-tac-tham-chieu-ve-ca-phe-ben-vung-125402_189.jpg

Diễn đàn Cà phê toàn cầu (GCP) ban hành Bộ quy tắc tham chiếu về cà phê bền vững, để thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất cà phê bền vững.

Bộ Quy tắc cung cấp những thông tin và hiểu biết chung cho phép người nông dân, các đơn vị sản xuất và các đối tác như các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính và cơ quan chính phủ tăng cường hợp tác và thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành cà phê.

Bộ Quy tắc tham chiếu cung cấp cho các bên liên quan một khung cơ sở được đơn giản hóa nhưng phù hợp với mục đích để nâng cao hiểu biết về các nguyên tắc cơ sở trong sản xuất cà phê bền vững. Bộ Quy tắc giải quyết các vấn đề về bền vững hiện tại trong sản xuất cà phê ở cấp độ vùng sản xuất đồng thời đóng góp để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, đa dạng hóa cây trồng, bình đẳng và hòa nhập.

Bà Annette Pensel, Giám đốc Điều hành của GCP chia sẻ, bộ quy tắc này chính là "do cộng đồng cà phê xây dựng vì cộng đồng cà phê" và cuối cùng là tìm cách thúc đẩy sự thịnh vượng của người nông dân, đảm bảo an sinh xã hội và bảo tồn thiên nhiên.

"Bộ Quy tắc Tham chiếu về Cà phê bền vững sẽ giúp đẩy mạnh và kết nối các hoạt động của toàn ngành từ đó tiếp cận được nhiều nông dân hơn, thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững", bà Annette Pensel nói.

Còn theo bà Gelkha Buitrago, Giám đốc Chương trình và Quan hệ Đối tác của GCP, chúng ta có thể hợp lực và phối hợp để thực hiện các hoạt động có tác động mạnh mẽ để hỗ trợ tương lai bền vững và linh hoạt hơn cho người nông dân và toàn ngành nói chung, nhưng để đạt được thành công đó, chúng ta cần có sự hiểu biết chung về tính bền vững cơ bản để những đổi mới ở cấp độ nông hộ và các cấp độ cao hơn có thể được thực hiện.

Ý nghĩa của sự bền vững
Tập trung vào ba khía cạnh sự thịnh vượng kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Bộ Quy tắc Tham chiếu về Cà phê Bền vững đưa ra 12 nguyên tắc, được chia nhỏ thành các thực hành và kết quả mong đợi mô tả tính bền vững cơ bản cho sản xuất và sơ chế cà phê.

Bộ Quy tắc cũng đưa ra các thực hành quan trọng: Bài trừ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, loại bỏ lao động cưỡng bức, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, chia sẻ các cải tiến liên tục và mới nhất.

Bà Annette cho biết thêm Bộ Quy tắc giải quyết các vấn đề ở phần đầu của chuỗi cung ứng trong đó nhấn mạnh sự tham gia của người nông dân, chúng tôi kì vọng các tác nhân cuối chuỗi cung ứng cùng chia sẻ trách nhiệm về bền vững. Bộ Quy tắc bao gồm sự hỗ trợ và khuyến khích của người sản xuất cà phê để giới thiệu, duy trì và phát triển các quy tắc cơ sở ở tất cả các khía cạnh, cũng như thúc đẩy các thực hành thu mua công bằng và phát triển vùng nguyên liệu.

Với tư cách là đơn vị quản lý bộ quy tắc, GCP tin tưởng rằng Bộ Quy tắc Tham chiếu về Cà phê Bền vững sẽ giúp các bên phối hợp tốt hơn để triển khai các hoạt động, thúc đẩy các cải tiến và khuyến khích các hành động của cá nhân và tập thể.

Sự phát triển bền vững của ngành cà phê là trách nhiệm chung và với một sự hiểu biết chung, chúng ta có thể cùng nhau sử dụng bộ quy tắc tham chiếu và đưa ngành cà phê ngành càng thịnh vượng và bền vững cho các thế hệ sau.

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.