Ra mắt ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt

Sáng 25/3, Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững, Hội Nghề cá Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt "Ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt".

tom-0862021.jpg

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao hai giai đoạn ở xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ảnh minh họa: Công Trí/TTXVN

Diễn đàn tôm Việt là sáng kiến của Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) trong khuôn khổ triển khai dự án "Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững, công bằng tại Việt Nam- SusV" và dự án "Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp nông nghiệp tại Đông Nam Á- Graisea", dự án do Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Thuỵ Điển, OXFAM tài trợ.

Từ năm 2016, diễn đàn tôm Việt đã trở thành sự kiện thường niên do Tổng cục Thủy sản, ICAFIS, OXFAM, WWF Việt Nam tổ chức nhằm chia sẻ, thảo luận và đưa ra các giải pháp trong phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam liên quan đến khoa học công nghệ, chính sách, mô hình nuôi, thị trường, nông nghiệp hữu cơ và những vấn đề bức thiết của ngành.

Bên cạnh diễn đàn trực tiếp (offline), diễn đàn trực tuyến (online) thông qua các mạng xã hội Facebook, Zalo cũng được thiết lập nhằm chia sẻ và thảo luận các thông tin về giá tôm hàng ngày, thị trường tôm, kỹ thuật nuôi tôm, chính sách mới… Tuy nhiên, các nền tảng này khó tra cứu lại dữ liệu cũ, hạn chế về số lượng thành viên, dữ liệu sau một thời gian sẽ mất...

Để diễn đàn hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia trong ngành tôm, các đơn vị đã phối hợp xây dựng một ứng dụng cho diễn đàn tôm Việt với nhiều tính năng trên điện thoại thông minh.

Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc ICAFIS cho biết, ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt trực tuyến trên 2 nền tảng IOS và Android với nhiều ưu điểm vượt  trội. Đó là không hạn chế số lượng thành viên; có giao diện chat để các thanh viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Ứng dụng có chuyên mục riêng về giá tôm hàng ngày, tin tức ngành tôm, video hướng dẫn kỹ thuật ngành tôm, kho tài liệu kỹ thuật ngành tôm, thông tin thị trường tôm thế giới, các chính sách nhà nước với ngành tôm...

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đánh giá, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp người dân tiếp cận giá thị trường nhanh nhất, thông tin thị trường được minh bạch. Đặc biệt, người dùng có thể biết diễn biến thông tin thị trường có tính hệ thống qua các năm, hay các thông tin về các nước sản xuất tôm...

Tại buổi lễ, các đại biểu mong muốn ứng dụng có thêm chuyên mục góp ý để qua đó nhận diện nhanh những nhu cầu của người dùng. Từ đó, cải tiến ứng dụng phù hợp với nhu cầu người dùng cũng như mở rộng thêm các ngành hàng thủy sản khác. Hay, việc nên có thêm các thông tin về vật tư đầu vào để các bên trong chuỗi tôm cùng đồng hành, hợp tác đưa ngành tôm Việt phát triển bền vững.
 
Tôm là một trong bốn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 45% giá trị xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm tôm được xuất khẩu trên 160 quốc gia trên thế giới, tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho khoảng 1,35 triệu lao động. Bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm đạt 6,82%/năm.

Diện tích tôm nước lợ thả nuôi năm 2021 ước đạt 740 nghìn ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 630 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 110 nghìn ha.

Ngành tôm Việt Nam có sự phát triển nhanh, tuy nhiên vấn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như môi trường nuôi có nhiều biến động biến động; giá thành sản xuất tôm còn cao và bấp bênh; mối liên kết và quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn rời rạc, lỏng lẻo và không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ứng dụng số cho diễn đàn tôm Việt được xem là một trong những bước góp phần đưa ngành hàng tôm đến với chuyển đổi số hiệu quả.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.