Rời công việc thuyền trưởng với mức lương khá để về làm nông

Với mong muốn nâng cao giá trị cây dứa của quê hương, anh Hạnh quyết định về mua đất trồng dứa, mày mò học hỏi, chế tạo thành công máy tách lấy tơ sợi từ lá dứa để phục vụ may hàng thời trang.

Đó là chàng trai 31 tuổi Nguyễn Văn Hạnh (quê xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). “Ngày về đây, mẹ tôi đã khuyên nhủ rất nhiều, cũng khóc rất nhiều”, anh Hạnh nói khi nhắc đến quyết định bỏ công việc thuyền trưởng tàu hàng, với mức lương 30 triệu đồng mỗi tháng để về làm nông dân.

Ngày đó, mỗi lần về quê thăm gia đình sau những chuyến tàu lênh đênh trên biển cả tháng trời, Hạnh lại đau đáu trong lòng khi chứng kiến cảnh dân làng lao đao vì dứa được mùa mất giá. Thậm chí nhiều cánh đồng dứa chín mọng nhưng nhiều người chẳng buồn thu hoạch vì bị thương lái ép giá.

tp-2-3125.jpg

Anh Hạnh (áo vàng) trên cánh đồng dứa của mình

Năm 2015, chàng trai trẻ quyết định nghỉ việc lái tàu, về quê mua gần 3 ha đất đồi trồng dứa mặc nhiều lời can ngăn. Để hiện thực hóa giấc mơ nâng cao giá trị cây dứa, tăng thu nhập cho người nông dân, Hạnh mạnh tay đầu tư máy móc, hệ thống sấy khô để chế biến nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái.

Vừa làm vừa lên mạng học hỏi kinh nghiệm rồi “quả ngọt” cũng đến với chàng trai này khi những lứa dứa đầu tiên thu hoạch được các thương lái khen “dứa đẹp”. Thừa thắng xông lên, Hạnh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng dứa lên hàng chục hecta, đến nay đã cho thu nhập đều đặn trên 300 tấn dứa mỗi năm. Các sản phẩm của anh rất đa dạng như dứa sấy, siro dứa, mứt dứa, dứa ngậm ho, nước dứa cô đặc, dứa ngâm đường, dứa tươi...

Hướng về ngọn đồi thoải bạt ngàn dứa đang dần mọng nước, Hạnh cho hay, sau mỗi vụ thu hoạch, một khối lượng rất lớn lá dứa bị vứt bỏ trên đồng, khi gom đốt để làm vụ mới khói bụi bay mù trời. Đây cũng là điều làm anh trăn trở hơn một năm qua. “Tôi muốn làm sao tất cả các bộ phận trên cây dứa khi thu hoạch đều có thể đem lại thu nhập. Rồi tìm hiểu mới biết lá dứa đã được một số nơi trên thế giới tách thành sợi làm nguyên liệu tự nhiên cao cấp cho ngành tơ sợi và dệt may”, anh Hạnh nói.

tp-5-843.jpg

Sau thời gian nghiên cứu, những chiếc máy tách sợi dứa của anh Hạnh đã đi vào hoạt động

tp-8-5255.jpg

Tơ sợi dứa sau khi tách được phơi khô, se thành sợi để phục vụ cho ngành may mặc thời trang

Ngày đó, anh dùng bàn chải đánh thủ công lá dứa để lấy sợi. Tuy nhiên cách làm này quá thủ công, đòi hỏi quá nhiều công sức nên Hạnh quyết phải tìm máy móc thay thế. Sau nhiều tháng trời hợp tác cùng một số thợ cơ khí khác nghiên cứu, chế tạo, chiếc máy tách sợi dứa đi vào hoạt động trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. “Máy có cấu tạo một hệ thống dao bên trong, khi đưa lá dứa vào, nó sẽ đánh vỡ lớp thịt, giữ lại lớp tơ dai của lá. Máy này có thể ép được 2-3 tấn lá dứa mỗi ngày”, anh Hạnh cho biết.

 Tơ dứa sau khi tách, được ngâm vào giấm dứa để tẩy rửa trước khi đem phơi khô. Sau đó, những sợi này sẽ được một máy khác nối, se lại thành sợi và cuộn lại.

tp-1-3231.jpg

Từ một lái tàu, đến nay anh Hạnh đã sở hữu hàng chục hecta dứa

Chàng trai trẻ cho biết thêm, Quỳnh Lưu là địa phương có diện tích trồng dứa lớn, dự án thành công sẽ góp phần giải quyết một khối lượng phế thải nông nghiệp bị vứt bỏ. Ngoài giải quyết vấn đề môi trường, khi lá dứa được bóc tách thành tơ sợi còn giúp người nông dân có thêm 30 triệu đồng mỗi hecta từ tiền bán lá dứa.

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Từ khóa:

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.