Sản phẩm OCOP Bắc Kạn có chỗ đứng riêng trên thị trường nhờ vào những yếu tố này

Ngoài chất lượng sản phẩm thì chiến lược phát triển cùng những bước đi phù hợp với điều kiện của địa phương đã làm nên thành công cho các sản phẩm OCOP của Bắc Kạn hôm nay.

Đưa loại quả tưởng chừng bỏ đi thành đặc sản được nhiều người yêu thích
Trái bí thơm là một đặc sản rất nổi tiếng của tỉnh Bắc Kạn, bất kỳ ai thưởng thức qua hương vị của trái bí này đều khó có thể quên, bí mềm và có mùi thơm rất hấp dẫn.

Thơm ngon là vậy nhưng trái bí thơm Bắc Kạn cũng có một thời gian tưởng chừng như không thể phát triển được khi mà đầu ra không có và nhiều nông dân đã phải đổ bỏ đi. Từ đó giống bí thơm bản địa này đứng trước nguy cơ bị mai một.

bai-1-ocop-bac-kan-anh-5-16395622352791793558650.jpg

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đã được nâng cao giá trị khi tham gia chương trình OCOP, nhờ đó cuộc sống của người dân cũng được cải thiện
Nhớ lại năm 2018, gần 300 tấn bí thơm của xã Địa Linh thay vì được đưa đến tay người tiêu dùng, thì lại tồn đọng trong dân, để thối hoặc vứt ra ven suối, ven mương khiến cuộc sống của người dân nơi đây lao đao.

Bà Nục Thị Đỗ (xã Địa Linh, huyện Ba Bể) cho biết, thời điểm đó giá bí rẻ lắm chỉ 4.000 đồng/kg mà còn không có người mua để chất đống thối hết.

Nhưng tình thế này đã được thay đổi khi Bắc Kạn quyết định đưa quả bí thơm vào nhóm các sản phẩm trong chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Tham gia chương trình người dân không chỉ được hỗ trợ về vốn đầu tư, kỹ thuật chăm sóc mà còn có đầu ra ổn định, nhờ đó nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ trồng bí thơm.

Đến nay, sau ba năm triển khai, những trái bí thơm Bắc Kạn đã có cuộc thay đổi ngoạn mục, chúng đã vượt hàng trăm km có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Có được điều này chính là việc chúng được nằm trong chương trình phát triển sản phẩm OCOP của địa phương.

Chị Đinh Tuyết Nhung - Giám đốc HTX Nhung Luỹ cho biết: Để những trái bí thơm đạt chất lượng tốt nhất đến với tay người tiêu dùng, chúng tôi đã quy hoạch lại vùng trồng, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân liên kết để làm đúng theo quy trình và tổ chức bộ phận giám sát các vùng trồng.

Theo số liệu của Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn, bình quân 1ha bí thơm đạt năng suất 50-70 tấn, với giá bán buôn tại ruộng từ 7.000-8.000 đồng/kg thì mỗi ha sẽ cho doanh thu 280 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nông dân lãi 180 triệu đồng/ha, cao gấp 5 lần so với các cây trồng khác.

bai-4-nghe-cumin-bac-ha-1-1639562235291462280731.jpg

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn rất trú trọng trong việc quản bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng

Ngoài bí thơm, Bắc Kạn còn rất nhiều đặc sản khác đã được nâng cao giá trị khi tham gia chương trình OCOP. Tính đến hết năm 2020, đã có 131 sản phẩm nông nghiệp khác của Bắc Kạn cũng được lựa chọn và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

Sẽ cạnh tranh về chất lượng và đặc thù của từng loại sản phẩm
Với cơ cấu kinh tế 60% là nông lâm nghiệp, Bắc Kạn được cho là có nhiều lợi thế khi thực hiện đề án OCOP. Nhất là khi địa phương này có rất nhiều những loại nông sản đặc trưng để phát triển thành hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường.

 Vì vậy, để gia tăng những giá trị sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nâng cao thương hiệu vùng miền, Bắc Kạn đã tìm cho mình một hướng đi riêng đó là xúc tiến thương mại, làm việc với những doanh nghiệp để tìm đầu ra và kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.

Bắc Kạn không chỉ tập trung quảng bá, phát triển thương hiệu vùng miền, địa phương này còn hình thành các tuyến sản phẩm lợi thế. Theo đó, Bắc Kạn không phát triển về số lượng sản phẩm, mà chú trọng vào chất lượng cũng như tính đặc sắc của từng sản phẩm làm yếu tố cạnh tranh.

Nhờ đó nhiều sản phẩm OCOP của Bắc Kạn như miến dong, bí thơm, hồng không hạt, thịt hun khói, cam quýt… đã có mặt tại hệ thống siêu thị lớn như BigC, Vinmart, được các đối tác và người tiêu dùng đánh giá cao. Thành công này của Bắc Kạn là điều không phải địa phương nào cũng có thể thực hiện được.

Chia sẻ về định hướng phát triển sản phẩm OCOP, bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho hay: Sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kạn không cạnh tranh về mặt số lượng mà sẽ cạnh tranh về chất lượng và đặc thù của từng loại sản phẩm.

Bà Hoa ví dụ, như sản phẩm miến dong, nghệ thì rất nhiều nơi sản xuất, nhưng các sản phẩm này của Bắc Kạn đều có nét đặc trưng riêng thế nên mới có cơ hội để cạnh tranh và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Hiện các sản phẩm của Bắc Kạn đang tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và xuất khẩu.

bai-1-ocop-bac-kan-anh-3-16395622352461442849395.jpg

Bắc Kạn luôn trú trọng tới việc xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP

"Mặt khác, do quy mô sản xuất của Bắc Kạn nhỏ, dân số ít, muốn sản xuất lớn là rất khó. Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào kế hoạch, quy mô sản xuất của địa phương để kết nối với hệ thống, thị trường cho phù hợp" - bà Hoa cho biết thêm.

Đánh giá về chất lượng sản phẩm OCOP của Bắc Kạn, bà Nguyễn Ngọc Dung - Giám đốc điều phối Vinmart miền Bắc cho biết: Sản phẩm OCOP của Bắc Kạn có nét rất riêng, gần như các sản phẩm được sản xuất theo phương thức truyền thống. Phương thức này có thể đáp ứng được về chất lượng thật, tiêu chuẩn ngon, độc, lạ, đây đang là nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng.

Để đưa những sản phẩm đặc sản từ các xã vùng cao của Bắc Kạn đến với thị trường lớn trong nước cũng như quốc tế là một hành trình dài không thể ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Đây là kết quả của sự nỗ lực trong sản xuất của người dân, sự năng động của các HTX và không thể phủ nhận đây cũng chính là trái ngọt của những lần hội chợ xúc tiến thương mại được tỉnh Bắc Kạn tổ chức bài bản.

Đến nay, kết quả thực hiện chương trình OCOP ở Bắc Kạn hiện đã vượt qua cả kỳ vọng ban đầu của tỉnh. Hết 2020, Bắc Kạn đã có 131 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao và 1 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia.

Với những bước đi vững chắc này, hy vọng trong thời gian tới đây Bắc Kạn sẽ có nhiều sản phẩm OCOP ghi được dấu ấn trên thị trường để từ đó có thể giúp cho người dân có cuộc sống tốt hơn bằng những sản phẩm do mình làm ra. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.