Sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cao su

Dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả ngành cao su. Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vẫn quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản lượng trong năm nay.

chan-dung-ong-bao-0710_20211024_533-163934.jpeg

Ông Huỳnh Văn Bảo, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Huỳnh Văn Bảo, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), cho biết, 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 1,107 triệu tấn, trị giá hơn 1,8 tỷ USD, tăng 22,1% về lượng và 60% về giá trị so với cùng kỳ 2020, giá trung bình tăng 30% so với năm trước. Thị trường xuất khẩu chính của cao su thiên nhiên (CSTN) Việt Nam vẫn là Trung Quốc khi chiếm 70,3% giá trị khẩu cao su Việt Nam.

Riêng với VRG, đến hết tháng 8/2021, tiêu thụ cao su của Tập đoàn đã đạt gần 54% kế hoạch tiêu thụ trong cả năm 2021.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong những tháng qua có thể nói đã tác động khá sâu sắc đến tình hình hoạt động và tiêu thụ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng CSTN trên toàn thế giới, làm cho nhu cầu đi lại của nhiều nước bị hạn chế, gây giảm nhu cầu về mua sắm oto mới dẫn đến việc sử dụng vỏ xe oto các loại cũng bị giảm mạnh.

Bên cạnh đó, tình trạng giá cước tàu biển tăng cao, thiếu container giao hàng và tình trạng trễ chuyến hoặc hủy chuyến tàu vận chuyển cũng là nguyên nhân dẫn đến giá bán CSTN từ trong tháng 8 và đầu tháng 9 giảm, các hợp đồng đã ký kết không thể giao được cho khách hàng theo đúng tiến độ.

Ngoài ra, giá cả thị trường cũng chịu tác động của sự thay đổi của nhiều yếu tố khác như dự báo về cung cầu cao su, giá dầu, sức mạnh của đồng Dollar, và các yếu tố địa chính trị khác... Các yếu tố này cũng chịu tác động của tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Thưa ông, trong bối cảnh dịch bệnh ở Đông Nam bộ, Campuchia, Lào... còn diễn biến phức tạp, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã có kế hoạch như thế nào để nhanh chóng phục hồi sản xuất, duy trì sản lượng và đẩy mạnh xuất khẩu cao su trong những tháng cuối năm?

Dịch bệnh Covid-19 đã thực sự tác động đến ngành cao su ngay từ đầu năm 2020. Với tinh thần chủ động khắc phục khó khăn, chủ động tổ chức sản xuất trong điều kiện dịch bệnh phát sinh, phòng chống dịch nhằm giảm thiểu thiệt hại và duy trì sản xuất, ngay từ đầu năm 2021, Tập đoàn đã chủ động xây dựng các kịch bản về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới sản xuất của từng vùng (Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, miền núi phía Bắc, Campuchia và Lào).

Qua đó, có giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp với các mức độ ảnh hưởng phù hợp với điều kiện đặc thù về khí hậu môi trường và điều kiện kinh tế xã hội, đồng thời thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Chính phủ và qui định của các địa phương về phòng chống dịch.

Để phục hồi sản xuất sau đợt giãn cách xã hội, các công ty thành viên của Tập đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phục hồi sản xuất tương thích, gắn với kế hoạch mở cửa, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh chung của từng địa phương.

se-hoan-thanh-ke-hoach-san-xuat-va-tieu-thu-cao-su-1450_20211031_931-163934.jpeg

Thu hoạch mủ cao su ở Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh, một thành viên của VRG. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo đó, các đơn vị tiến hành soát xét đánh giá lại các nguồn lực hiện có (năng lực vườn cây, lao động, tiền vốn…) so với nhiệm vụ còn lại của kế hoạch năm 2021. Trên cơ sở đó, đề ra phương án sản xuất phục hồi sản xuất phù hợp với tình hình mới sau dịch, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về mặt kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý lao động, phòng ngừa dịch bệnh (vacxin + 5K), động viên khen thưởng thỏa đáng cho người lao động nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác, bù đắp sự thiếu hụt sản lượng do ảnh hưởng dịch bệnh, đảm bảo thực hiện hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch về sản lượng, doanh thu, kết quả của Tập đoàn.

Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Liệu năm nay, VRG có hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra?

Từ nay đến cuối năm, xác định tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhưng toàn Tập đoàn phấn đấu để đạt kết quả sản lượng ở mức cao nhất. Phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch sản lượng được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước giao từ 3% trở lên, đồng thời tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, để tổ chức sản xuất trong năm 2022 đạt kết quả tốt.

Kế hoạch sản xuất và thu mua của VRG năm 2021 là khoảng 450 nghìn tấn. Đến thời điểm này tình hình sản xuất và thu mua của Tập đoàn vẫn đạt tiến độ tích cực và sẽ hoàn thành kế hoạch khối lượng trong năm nay.

VRG đã ký kết hợp đồng dài hạn gần 50% kế hoạch tiêu thụ năm 2021. Các đơn vị thành viên thực hiện tốt chủ trương của VRG là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó. Để thực hiện chủ trương đó, VRG chỉ đạo công tác theo dõi nắm bắt thông tin và đánh giá, phân tích, dự báo giá cả thị trường để điều chỉnh chính sách giá sàn của Tập đoàn sát và phù hợp với thị trường, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiêu thụ cho các đơn vị thành viên cũng đã được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả. Đến thời điểm này, tồn kho toàn VRG luôn duy trì ở mức hợp lý vừa bảo đảm cho việc cung cấp các hợp đồng dài hạn vừa không gây áp lực tiêu thị cho các tháng cuối năm

Đối với các khó khăn trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ như đã đề cập ở trên, VRG thường xuyên nắm bắt tình hình, tập trung chỉ đạo khắc phục các khó khăn tồn tại cũng như hổ trợ cụ thể từng vấn đề khó khăn của đơn vị.

Những vấn đề chiến lược như nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu VRG, chương trình phát triển rừng bền vững vẫn đang tiếp tục thực hiện và có những bước tiến đáng kể, tạo được sự tin tưởng và khẳng định vị thế của VRG trên thị trường trong nước và thế giới.

Với những kịch bản nói trên cùng với những yếu tố thuận lợi khách quan, VRG sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cao su năm 2021 tốt hơn năm 2020.

Xin cám ơn ông!

Bảo vệ sức khỏe người lao động là nhiệm vụ hàng đầu
Đứng chân trên nhiều địa bàn dịch bệnh diễn biến phức tạp, VRG xác định bảo vệ sức khỏe người lao động là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình khôi phục sản xuất.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), từ đầu năm 2021 đến ngày 12/10, tại các đơn vị thành viên Tập đoàn ghi nhận 524 ca nhiễm Covid-19 (F0), trong đó 368 ca đã khỏi bệnh, hết thời gian cách ly và trở lại làm việc bình thường. Tổng số trường hợp tiếp xúc F1 tại các đơn vị là 1.824 ca; trong đó 1.474 ca đã hết thời gian cách ly và trở lại làm việc.

Để bảo vệ sức khỏe người lao động, trong thời gian qua, VRG và các đơn vị thành viên đã nỗ lực đẩy mạnh tiêm vacxin cho cán bộ, công nhân. Tính đến ngày 12/10, các đơn vị thành viên của Tập đoàn đã triển khai tiêm vacxin cho 60.088 cán bộ công nhân viên, lao động (đạt tỷ lệ 78,5% so với số lượng đăng ký là 76.527 người); trong đó 31.115 người đã được tiêm mũi 2 (đạt tỷ lệ 40,7%). Nhiều đơn vị đã đạt tỷ lệ tiêm 100%.

Bên cạnh đó, VRG và các đơn vị thành viên còn quan tâm, chăm lo người lao động bị ảnh hưởng do Covid-19. Tính đến ngày 12/10, toàn ngành có 10.988 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và công đoàn các đơn vị đã chi 11,7 tỷ đồng hỗ trợ. Các đơn vị cũng đã  7.014 hỗ trợ 10,13 tỷ đồng cho công nhân sản xuất “3 tại chỗ”. Công đoàn cao su các cấp cũng đã đẩy mạnh hỗ trợ các túi an sinh, giúp người lao động vượt qua đại dịch.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của VRG xác định việc phòng, chống dịch Covid-19 là lâu dài, tiếp tục đẩy mạnh vacxin và 5K. Tập đoàn sẽ tiếp tục quán triệt các đơn vị thành viên kiên trì thực hiện “mục tiêu kép”, trong đó phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe của người lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.

 

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.