Sở hữu thứ sâm quý, giá hàng trăm triệu đồng/kg, vì sao Kon Tum vẫn khó mở rộng diện tích?

Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) cho biết, hiện nay sâm Ngọc Linh được xếp vào hàng "quốc bảo" nhưng việc trồng sâm tại Kon Tum và Quảng Nam còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do loài dược liệu quý này thuộc nhóm 1A

 

Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) kiến nghị sớm xem xét công nhận sâm Ngọc Linh là loại cây trồng chính. Ảnh chụp màn hình.

Sớm xem xét công nhận sâm Ngọc Linh là loại cây trồng chính
Theo đại biểu tỉnh Kon Tum, để phát huy tiềm năng, lợi thế lớn của ngành công nghiệp trồng và chế biến sân Ngọc Linh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tại báo cáo 369 ngày 24/9/2018 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao lãnh đạo tỉnh Kon Tum tập trung chỉ đạo các địa phương nhanh chóng phát triển trở thành vùng trồng và chế biến dược liệu tập trung của quốc gia.

Tuy nhiên do sâm Ngọc Linh thuộc nhóm 1A được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 160 ngày 12/11/2013 của Chính phủ nên việc ươm trồng còn gặp những khó khăn, vướng mắc về chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của nghị định này.

Vấn đề này tỉnh Kon Tum và Bộ NNPTNT đã có báo cáo trình Chính phủ. 

Do đó đại biểu Thanh đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan sớm xem xét công nhận sâm Ngọc Linh là loại cây trồng chính để quản lý theo Luật Trồng trọt được cấp phép nuôi trồng để địa phương thực hiện và phát triển sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu quý khác.

images284667612-16364364313781895804011.jpg

Người Xơ Đăng trồng Sâm Ngọc Linh ở Kon Tum. Ảnh: Khoa Điềm

Tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp
 
Trao đổi tại buổi thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 sáng 9/11, đại biểu tỉnh Kon Tum Phạm Đình Thanh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ ngành liên quan đã tồn tại nhiều năm qua tại các tỉnh Tây Nguyên.

Hiện nay tại Tây Nguyên, tình trạng các tổ chức và cá nhân sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp với diện tích tương đối lớn, trong đó có diện tích nương rẫy trên đất lâm nghiệp theo Chỉ thị số 36 ngày 6/42000 của Bộ NNPTNT và diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su theo chủ trương của Chính phủ.

Tuy nhiên đến nay chưa có cơ chế, chính sách nào cụ thể để điều chỉnh thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp nêu trên. 

Vấn đề này trong thời gian qua, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ NNPTNT cũng đã thấy và đã tổ chức một hội nghị để tham vấn ý kiến của các cơ quan, địa phương có liên quan nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách quy định cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện.

Theo đó, đại biểu Thanh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ ngành liên quan sớm đánh giá đúng thực trạng trên cơ sở đó nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách và các quy định cụ thể để quản lý tốt việc sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp đã tồn tại nhiều năm qua tại các tỉnh Tây Nguyên và trên cả nước.

"Theo tôi nếu được thì có thể đưa ra chính sách, quy định cụ thể trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý đầu tư, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có", đại biểu Thanh nói.

Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý thuộc họ Nhân sâm, còn gọi là Sâm Việt Nam. Phần thân rễ chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác, được xếp vào một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới. Giá có loại quý nhất lên đến cả trăm triệu đồng/kg.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum, tính đến nay, toàn tỉnh phát triển được 907,24ha sâm Ngọc Linh. Hiện, toàn tỉnh có 630ha vườn sâm Ngọc Linh trồng tập trung với mật độ trung bình khoảng 40.000 cây/ha, khả năng cho 26 triệu hạt giống/năm. Cùng với đó, diện tích có khả năng phát triển sâm Ngọc Linh đã giao, cho thuê khoảng 8.592ha.

Trong năm 2021, chỉ tiêu trồng mới sâm Ngọc Linh đề ra là 500ha, số cây con đã gieo ươm chuẩn bị cho thời vụ trồng của năm (vào tháng 10,11 hàng năm) là 2,465 triệu cây, tương ứng với 250ha, dự kiến không đạt kế hoạch.

Việc phát triển, trồng mới các diện tích sâm Ngọc Linh thấp một phần do chất lượng nguồn giống kém, tình trạng giống sâm Ngọc Linh được rao bán tràn lan và ngay chính người dân ở những vùng được xem là thủ phủ của sâm Ngọc Linh như Tu Mơ Rông, Đăk Glei cũng mua và trồng giống sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc dẫn đến việc trồng giống cây dược liệu quý này gặp nhiều khó khăn.

Tỉnh Kon Tum đã đề ra mục tiêu, phấn đấu phát triển vùng dược liệu tỉnh thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, với diện tích sâm Ngọc Linh khoảng 4.500ha, các cây dược liệu khác khoảng 10.000 ha; đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.