Sức khỏe đất châu thổ

Quá trình đầu tư khai thác sử dụng tài nguyên đất đã đạt được những thành công. Tuy nhiên, cũng làm cho tính chất đất và hệ sinh thái bị thay đổi khá nhiều.

1-khai-thac-tai-nguyen-thuy-san-tu-nhien-mua-nuoc-noi-la-nguon-sinh-ke-quan-trong-cua-nguoi-dan-vung-dat-phen-tr-1436_20210814_757-160312.jpeg

Khai thác tài nguyên thủy sản tự nhiên mùa nước nổi là nguồn sinh kế quan trọng của người dân vùng đất phèn trũng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoại trừ các khu vực dãy núi ở An Giang, Kiên Giang và triền phù sa cổ dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được bắt đầu hình thành bởi sự bồi lắng của vật liệu trầm tích trẻ cách đây khoảng 6.000 năm.

Quá trình bồi lắng các vật liệu trầm tích, mà trong đó vai trò của nguồn nước và khí hậu hai mùa liên quan đến tính chất hóa lý, sự hình thành và phân bố các nhóm đất đã có sự tương tác tất cả các thành phần đối với hệ vi sinh vật, thực vật và động vật để hình thành các hệ sinh thái phù hợp với môi trường của chúng tạo nên sự phong phú về đa dạng sinh học vùng đồng bằng châu thổ.

Theo đánh giá, lưu vực sông Mekong là khu vực có sự đa dạng sinh học đứng thứ hai trên trái đất, sau lưu vực Amazon ở Nam Mỹ, trong đó, các hệ sinh thái tự nhiên hạ lưu vực sông Mekong của Việt Nam đóng góp đáng kể về số loài động - thực vật.

Nhiều thập kỷ qua, quá trình đầu tư khai thác sử dụng tài nguyên đất cho mục tiêu sản xuất và phát triển đã đạt được những thành công. Tuy nhiên, quá trình sử dụng này cũng làm cho tính chất đất và hệ sinh thái bị thay đổi khá nhiều.

Các nhóm đất chính và hệ sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL bao gồm: i) Triền phù sa cổ và giồng cát ven biên giới; ii) Hệ sinh thái đất phèn trũng nội địa vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; iii) Hệ sinh thái đất phù sa sông; iv) Hệ sinh thái lợ cửa sông; và v) Hệ sinh thái đất rừng ngập mặn ở các bải lầy ven biển. Trong đó, hệ sinh thái khu vực đất phù sa chịu ảnh hưởng nước lợ vùng cửa sông là một trong những hệ sinh thái phong phú về đa dạng sinh học và năng động nhất, tuy nhiên, khu vực này cũng dễ bị tổn thương từ các tác động làm biến đổi môi trường tự nhiên như thay đổi chế độ và chất lượng nước.

2-he-sinh-thai-de-bi-ton-thuong-tu-cac-tac-dong-lam-bien-doi-moi-truong-tu-nhien-nhu-thay-doi-che-do-va-chat-luong-nuoc-1436_20210814_278-160313.jpeg

Hệ sinh thái dễ bị tổn thương từ các tác động làm biến đổi môi trường tự nhiên như thay đổi chế độ và chất lượng nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khu vực sinh thái đất phèn vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và một phần của tây nam sông Hậu đã được cải tạo, rửa phèn trở thành vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng, giúp thành công nổi bật trong việc gia tăng diện tích canh tác và sản lượng lương thực, phát triển dân sinh. Khu vực đất trũng phèn nội địa; nhờ vào nguồn nước sông Mekong đổ về trong mùa nước nổi giúp thực hiện tiến trình trao đổi nước và cung cấp phù sa nhằm cải thiện môi trường, chất lượng đất và nước.

Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình đê bao chống lũ triệt để đã phá vỡ tiến trình này, mất cân bằng sinh thái tự nhiên khiến cho đất bị ô nhiễm và suy thoái. Việc cải tạo các vùng đất phèn rất nặng để canh tác cây trồng, nhưng không hiệu quả, khiến hệ sinh thái rừng Tràm Gió tự nhiên (Melaleuca leucadendron) ở Kiên Lương (Kiên Giang), khu vực Tân Tây và Bo Bo (Long An) đã bị suy thoái hoặc mất đi không thể hồi phục.

Như đề cập, khí hậu hậu hai mùa mưa - nắng trong năm đã giúp cơ thể đất cân bằng về thành phần, cải thiện tính chất cơ, lý - hóa giúp đất phát triển và khỏe mạnh, bảo đảm cân bằng các hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học. Đất khỏe, ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, đất cần phải có đặc tính xốp (nhờ vào các tế khổng trong đất) để cho phép không khí và nước di chuyển tự do qua chúng.

Sự cân bằng của lượng oxy và nước trong các tế khổng thì vô cùng quan trọng, đóng vai trò như một chất đệm để bảo đảm một môi trường sống thích hợp cho các sinh vật trong đất hỗ trợ cây trồng phát triển. Các hoạt động cày xới, phơi ải mà người nông dân thực hiện là nhằm giúp đất tơi xốp và khoáng hóa đất, giảm độc chất bên trong đất.

3-qua-trinh-su-dung-nay-cung-lam-cho-tinh-chat-dat-va-he-sinh-thai-bi-thay-doi-kha-nhieu-1436_20210814_771-160314.jpeg

Nhiều thập kỷ qua, quá trình đầu tư khai thác sử dụng tài nguyên đất cho mục tiêu sản xuất và phát triển đã đạt được những thành công, tuy nhiên, quá trình sử dụng này cũng làm cho tính chất đất và hệ sinh thái bị thay đổi khá nhiều. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những công trình đê và cống ngăn mặn dọc theo sông và ven biển đã giúp hạn chế ngập trong mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô đã giúp mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công về việc mở rộng diện tích canh tác cây trồng, đã nẩy sinh những vấn đề về sử dụng bền vững tài nguyên đất.

Các công trình cống và đê ngăn mặn, giữ nước đã làm cho đất thường bị ngập úng, ức chế sự trao đổi khí trong một thời gian dài gây ra sự mất cân bằng (giữa nước - không khí) bên trong đất, hạn chế sự hoạt động của các vi sinh vật và sự khoáng hóa đất.

Hệ quả của ngập úng lâu dài sẽ làm cho đất bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, hạn chế sự hô hấp của rễ, sản sinh độc chất (CH4, H2S, ethene) làm cho rễ cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng (hoặc bị chết) khiến cho sự sinh trưởng của cây bị giảm hoặc chết.

Nước và chất lượng nước là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong thành phần đất. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất và hệ sinh thái của nó, do đó, sự trao đổi nước cho đất là vô cùng quan trọng để giúp cho đất khỏe mạnh.

Quá trình ngập úng kéo dài hạn và hạn chế trao đổi nước ở các khu vực bên trong đê và cống ngăn mặn đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước và hệ quả là làm cho tài nguyên đất bị suy thoái, mất cân bằng sinh thái. Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khu vực đất phía trong cống Ba Lai (Bến Tre), vùng ven biển Nam Măng Thít (Trà Vinh), vài nơi ở khu vực Quản lộ Phụng Hiệp, và vùng trũng thấp thuộc tỉnh Hậu Giang.

4-rung-ngap-man-phat-trien-tren-dat-bai-lay-ven-bien-giup-han-che-xoi-lo-bo-bien-noi-sinh-san-cua-nhieu-loai-thuy-1436_20210814_813-160315.jpeg

Rừng ngập mặn phát triển trên đất bãi lầy ven biển giúp hạn chế xói lở bờ biển, nơi sinh sản của nhiều loài thủy sản nước mặn.

Yếu tố mặn được xem là vấn đề lớn đối với các sinh vật phát triển ở vùng sinh thái nước ngọt, tuy nhiên, mặn thực sự là tài nguyên quan trọng đối với các sinh vật, bao gồm cả động - thực vật vùng ven biển của đồng bằng.

Việc ngọt hóa nhằm mở rộng diện tích canh tác lúa, cây ăn trái ở vùng ven biển đã làm thay đổi tính chất đất và phá vỡ cấu trúc, làm suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, nhất là giảm đa dạng sinh học vùng sinh thái lợ khu vực cửa sông vùng ĐBSCL.

Quá trình hình thành đất, một phần diện tích đất rộng lớn vùng ven biển chịu ảnh hưởng mặn theo mùa đã hình thành các hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Đã bao đời, người dân địa phương đã biết cách khai thác và sử dụng tài nguyên theo mùa đúng theo quy luật tự nhiên mà không theo sự áp đặt.

Rừng ngập mặn phát triển trên đất bãi lầy ven biển giúp hạn chế xói lỡ bờ biển, nơi sinh sản của nhiều loài thủy sản nước mặn. Trong khi đất đai vùng sinh thái lợ được sử dụng để nuôi thủy sản, canh tác cây trồng trong mùa mưa và khai thác nguồn thủy sản tự nhiên hai mùa trong năm.

Khai thác sử dụng đất phù hợp theo từng từng tiểu vùng nhằm bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học thì vô cùng quan trọng đã được đề cập trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về chủ trương và định hướng chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Canh tác hoa màu vào mùa nước thấp và khai thác tài nguyên thủy sản tự nhiên mùa nước nổi là nguồn sinh kế quan trọng của người dân vùng đất phèn trũng thấp Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Đây thực sự là sử dụng bền vững tài nguyên đất, bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.

 

TS Lê Phát Quới - Trung tâm Khoa học môi trường và Sinh thái TP.HCM

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay