Tăng hiệu quả sản xuất cung ứng cho thị trường Tết
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, phục vụ Tết Nguyên đán 2022, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng 1.425 ha rau màu, chăm sóc trên 10.000 ha cây ăn quả đặc sản.
Đồng thời, các làng hoa cảnh cũng tích cực chuẩn bị lượng lớn sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong ngoài tỉnh.
Ngoài ra, nông dân cũng đã gieo trồng gần 1.000 ha dưa hấu phục vụ thị trường Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh Tiền Giang.
Ước tính, dịp Tết Nguyên đán 2022, nông dân Tiền Giang cung ứng khoảng 27.000 tấn rau màu, gần 85.000 tấn trái cây các loại và 1.070.000 giỏ hoa kiểng đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực các tỉnh, thành phía Nam. Đồng thời, cung ứng thêm khoảng 4.000 tấn thịt lợn, 1.200 tấn tôm, 500 tấn nghêu, 2.000 tấn cá tra thương phẩm và 500 tấn cá điêu hồng.
Trong vụ hoa Tết 2022, nông dân làng hoa cảnh xã Mỹ Phong, ven thành phố Mỹ Tho xuống giống khoảng 600.000 giỏ hoa các loại, giảm khoảng 30% so với vụ hoa tết năm trước. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phong, sản lượng hoa Tết năm nay có giảm do bà con lo sợ ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nhu cầu thị trường thấp khiến tình trạng cung vượt cầu. Tuy vậy, theo đánh giá của nông dân làng hoa, trà hoa tết của địa phương đang phát triển tốt.
Là vùng trồng rau màu nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, nông dân các huyện, thị khu vực nội đồng dự án ngọt hóa Gò Công cũng đang tập trung trồng, chăm sóc vụ rau màu phục vụ thị trường Tết trong nỗ lực khôi phục, phát triển sản xuất khi tỉnh chuyển sang giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiềm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Để phát huy tiềm năng và thế mạnh trồng rau màu phục vụ thị trường, các địa phương trong vùng dự án như: Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây chú trọng nâng cao vai trò hợp tác xã chuyên canh rau màu, thu hút bà con vào làm tập thể; chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo tiêu chí an toàn, VietGAP truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm; liên kết cùng doanh nghiệp, siêu thị, bếp ăn tập thể…Điều này nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa và góp phần bình ổn thị trường dịp Tết; nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cao cho nông dân.
Các hợp tác xã chuyên canh rau an toàn trong vùng như: Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Hưng (xã Thạnh Trị, Gò Công Tây), Hợp tác xã nông nghiệp – dịch vụ Phú Quới (xã Yên Luông, huyện Gò Công Tây), Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Thạnh (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây)… đều liên kết với các đối tác bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất – tiêu thụ rau an toàn nói chung, nhất là dịp Tết nên nông dân, xã viên an tâm thâm canh để giành vụ rau màu thắng lợi bù lại những thiệt hại do COVID-19 trong năm 2021.
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, khi địa phương chuyển sang giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, ngành nông nghiệp tập trung khôi phục, đẩy mạnh sản xuất, ổn định cuộc sống nông dân; trong đó, chú trọng sản xuất nông sản hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, giúp nông dân ổn định cuộc sống và an sinh xã hội khi tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới.
Để đảm bảo sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa cung ứng theo nhu cầu thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang bố trí lịch thời vụ hợp lý, tập trung hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng và vật nuôi theo khoa học cho nông dân gắn với phòng, chống hạn, mặn và giảm nhẹ thiên tai.
Đặc biệt, tỉnh chú trọng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang tính hàng hóa cao, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh gắn với liên kết tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị. Điển hình là vùng trồng dứa ở Đồng Tháp Mười, trồng dưa hấu Tết tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây, vùng trồng rau an toàn ở duyên hải phía Đông...
Về lâu dài, Tiền Giang quan tâm mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản gắn với liên kết các hợp tác xã, tổ hợp tác giải quyết ổn định đầu vào, đầu ra nông sản hàng hóa cho nông dân. Ngoài ra, tỉnh tăng cường triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả thích ứng biến đồi khí hậu vừa phù hợp đặc thù từng tiểu vùng sinh thái.
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhưng trên tinh thần nỗ lực vượt khó, lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi tại Tiền Giang vẫn đạt được những kết quả tốt. Cụ thể, về giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp năm 2021 ước đạt trên 49.800 tỷ đồng; trong đó, sản lượng lúa trên 817.000 tấn; rau màu các loại hơn 1,16 triệu tấn, gần 1,6 triệu tấn trái cây các loại, trên 360.000 tấn thủy sản.
Về chăn nuôi, hiện tổng đàn lợn của tỉnh trên 276.000 con, tăng 11,18% so năm trước; đàn bò trên 123.000 con, tăng gần 2% và đàn gia cầm 17,44 triệu con.
Nguồn: Theo báo Tin tức
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận