Thạch Đà - Mê Linh: Trang trại sinh học - hướng đi mới cho nông nghiệp sạch
Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là khâu đột phá trong tái cơ cấu ngành Nông nghiệp hiện nay. Nắm bắt được xu thế đó, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội đã và đang kêu gọi đầu tư cho nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch từ những mô hình trang trại
Mô hình trang trại sinh học khép kín tạo hiệu quả kinh tế cao
Nuôi dê cho giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều loại con giống khác. (Ảnh minh họa)
Tiên phong đón đầu phải kể đến Trại giống DTH-FARMT được UBND huyện Mê Linh phê duyệt phương án sản xuất và cho thuê đất 20 năm từ năm 2021 với mong muốn làm thay đổi diện mạo nông nghiệp địa phương như một mô hình kinh tế điểm cho xã Thạch Đà nói riêng và huyện Mê Linh nói chung.
Theo phương án sản xuất, nuôi trồng khép kín, 80% thức ăn của dê là các loại cỏ được trồng tại trang trại để giảm chi phí đầu vào và kiểm soát được dịch bệnh. Nguồn phân dê ngoài làm phân bón cho cỏ, sẽ được thu gom bán cho các đơn vị trồng cây cảnh, hoa lan, tăng thêm thu nhập và bảo vệ môi trường. Việc nuôi trùn quế như một loại thuốc giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế dịch bệnh, giúp con vật phát triển tốt, cho giá trị năng suất cao. Ngoài ra, trang trại còn dành một phần diện tích trồng cây thuốc nam để chữa ho và tiêu chảy, các bệnh hay gặp ở dê, giúp giảm chi phí chăn nuôi và thịt dê thơm ngon.
Anh Nguyễn Văn Ngọc, quản lý trang trại chia sẻ: “Nước ta có lợi thế về khí hậu rất thuận cho con dê phát triển và sinh sản tốt. Nuôi dê đúng kỹ thuật không khó lại không mất nhiều thời gian, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ước tính việc nuôi một con dê sẽ cho thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng mà người chăn nuôi không quá vất vả”.
Hướng đi bền vững, thúc đẩy phát triển nông nghiệp địa phương
Từ thực tế địa phương và nhu cầu phát triển kinh tế, UBND xã Thạch Đà đã phối hợp Trại giống DTH-FARRMT lên kế hoạch, mục tiêu sản xuất, nuôi trồng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp địa phương. Chính quyền cơ sở tin tưởng, từ sự phối hợp hiệu quả giữa hai đơn vị sẽ tạo ra những kết quả tốt cho sự phát triển của Thạch Đà.
Khu vực xây dựng Trại giống trước đây là bãi rác, để hoang hóa nhiều năm gây lãng phí nguồn lực địa phương.
Việc kêu gọi đầu tư các dự án, mô hình phát triển kinh tế đã giúp Thạch Đà giải quyết được nhiều nguồn đất hoang hóa bỏ không hàng chục năm nay. Được biết, Trại giống DTH-FARRMT đang được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp lên từng ngày, trước đây vốn là khu đất bỏ hoang, trũng lầy của nhiều hộ dân không thể canh tác. Nhiều khu vực còn là bãi rác, khu chôn vật nuôi của bà con, gây ô nhiễm môi trường, mùi xú uế. Với đặc thù gần sông Hồng nên khu đất cát hoang hóa này còn có một phần diện tích chỉ canh tác cầm chừng, trồng cây ăn quả như chuối, bưởi… cho giá trị kinh tế không cao. Theo tiến độ đề xuất, mô hình trang trại Trại giống DTH-FARRMT đã hoàn thành giai đoạn 1, san lấp mặt bằng và đang thực hiện giai đoạn phân khu, quy hoạch chuồng trại và nhập con giống.
Việc phát triển mô hình trang trại nuôi dê kết hợp với trồng cây dược liệu mà Trại giống DTH-FARMT đang triển khai trên quê hương Thạch Đà sẽ giúp ngành Nông nghiệp mở thêm những phương thức sản xuất mới có giá trị cao. Hướng đi này còn giải quyết bài toán hoang hóa cho địa phương, tạo nguồn thu thuế đất, quỹ đất. Trại giống DTH- FARMT hiện cũng đang giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương, giúp người dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi sản xuất, nuôi trồng.
Khu trồng cỏ nuôi dê của Trại giống DTH- FARMT hiện nay.
Xu thế chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng những mô hình trang trại sinh học, hữu cơ đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều địa phương trong cả nước và Hà Nội đã áp dụng và mang lại hiệu quả, thành công. Do đó, việc các cấp chính quyền xã Thạch Đà đang ngày càng thể hiện vai trò, vị thế của mình, “chung lưng, đấu cật” cùng bà con để mở ra những hướng phát triển mới sẽ khuyến khích người dân, cá nhân, doanh nghiệp cùng đầu tư tham gia phát huy lợi thế của mô hình trang trại khép kín này.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/
Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị
Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.
Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới
Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới
Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng
Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.
Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.
HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.
Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức
Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.
Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân
Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...
Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản
Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.
Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội
Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...
Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Bình luận