Thanh niên vùng biên khởi nghiệp thành công với 'cá quý tộc'

Thay vì nuôi cá thịt thương phẩm, anh Trần Văn Ngọc ở huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước) lại chọn cá Koi, loại cá có xuất xứ từ Nhật để khởi nghiệp làm giàu.

Cá Koi là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế được du nhập vào Việt Nam cách đây khá lâu, được nhiều người ưa chuộng, yêu thích. Đây là loài cá xuất xứ từ Nhật Bản, có tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường và người nuôi. Hiện nay, phong trào nuôi cá Koi làm sinh vật cảnh mới thực sự nở rộ. Cá Koi không chỉ bắt mắt với màu sắc đẹp, còn hấp dẫn bởi yếu tố phong thủy đem lại sự giàu sang, may mắn cho gia chủ.

Bén duyên với nghề
Đến thăm trang trại cá rộng 3 ha cá Koi  (cá chép Koi) với đầy đủ sắc màu mỗi năm đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng ít ai biết rằng chủ trang trại là một chàng trai thế hệ 9X. Để được cơ ngơi hôm nay, chàng trai này đã trải qua không ít thất bại, thậm chí bên bờ vực phá sản.

ca7.jpg

Anh Ngọc bên trang trại cá Koi của mình. Ảnh: Trần Trung.

Với thân hình mảnh khảnh, nước da rám nắng, dẫn chúng tôi thăm trang trại của mình, anh Ngọc chia sẻ, sinh ra và lớn lên trên miền đất biên giới đầy nắng và gió, ngay từ nhỏ anh đã tiếp xúc với ruộng đồng, không biết từ khi nào, nuôi cá trở thành sở thích của anh. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.HCM, được tiếp sức từ gia đình, việc đầu tiên anh thực hiện đó chính là nuôi cá. Trong đó, cá lốc là vật nuôi đầu tiên anh thử sức. Vụ đầu tiên, do môi trường nuôi còn trong sạch, cá nhanh ăn chóng lớn, thế nhưng vụ thứ 2 trở đi, do môi trường nhiễm bẩn cùng với thiếu kinh nghiệm, cá liên tục mắc bệnh. Không nản lòng, anh tiếp tục chuyển sang nuôi rắn mối, rắn bông súng, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, chỉ sau vài năm số vốn vơi dần và trở về số 0, gia đình cũng dần mất niềm tin ở anh.

ca-6.jpg

Anh Ngọc từng tự hào với mô hình nuôi cá lóc, song buộc chấp nhận với thất bại. Ảnh: NVCC.

Ngậm ngùi anh Ngọc kể tiếp, không đành lòng thất bại, để có vốn gầy lại sự nghiệp, anh tạm gác lại tất cả để đi làm kỹ thuật cho các HTX sau đó là Tập đoàn Thaco về trồng và canh tác cây ăn quả.

Trong lần thăm nhà lãnh đạo Tập đoàn, tình cờ anh bắt gặp bể nuôi cá Koi Nhật, với niềm đam mê nuôi cá cộng với vẻ đẹp quyến rũ của loại cá được mang danh "quý tộc" này. Anh quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm.

ca-0.jpg

Từ niềm đam mê và kiên trì, cá Koi không ngừng sinh sôi nảy nở. Ảnh: Trần Trung.

Theo anh Ngọc, rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, ngoài việc đam mê, yêu thích, phải có kỹ thuật. Thời gian đầu anh chỉ nuôi vài ký cá giống để tìm hiểu đặc tính của cá, đồng thời dành nhiều thời gian thăm quan học hỏi các mô hình nuôi cá Koi hiệu quả. Sau khi nắm bắt được quy trình kỹ thuật, năm 2017 là thời điểm phong trào chơi cá Koi nở rộ, mỗi con cá Koi có giá lên tới vài trăm ngàn, thậm hàng triệu đồng. Nhận thấy thời cơ đã tới, tận dụng diện tích ao nhà sẵn có anh Ngọc mở rộng diện tích lên 3 ha.

ca-1.jpg

Hiện anh Ngọc đang sở hữu trang trại nuôi cá Koi đầu tiên tại địa phương với diện tích 3 ha. Ảnh: Trần Trung.

“So với cá truyền thống, nuôi cá Koi đòi hỏi người nuôi phải kỹ tính hơn, từ vệ sinh ao, hồ, xử lý nguồn nước đến lựa chọn thức ăn, thuốc điều trị bệnh. Ao, hồ nuôi cá Koi phải rộng, độ sâu 0,8 - 1,5m, nước luôn trong, sạch, độ pH luôn giữ ở mức 6 - 8, rong, tảo không quá nhiều.

Đặc biệt, phải kiểm soát nguồn nước, không được bị nhiễm độc bởi thuốc trừ cỏ, BVTV. Mỗi tuần nên vệ sinh ao nuôi bằng vôi bột một lần và mỗi ngày nên cho cá ăn nhiều lần thay vì 1-2 lần cố định. Để có lứa cá đẹp, yếu tố quan trọng nữa là cá phải được tuyển chọn từ những con bố mẹ đẹp”, anh Ngọc chia sẻ.

ca-2.jpg

Theo anh Ngọc việc đảm bảo môi trường sống cho cá là yếu tố tiên quyết để thành công nuôi loại vật nuôi mang danh quý tộc này. Ảnh: Trần Trung.

Nở nụ cười khá mãn nguyện trên gương mặt, anh Ngọc cho biết thêm, với diện tích hiện có, mỗi vụ anh xuất gần 6 tấn cá Koi đủ màu sắc như trắng, đỏ, vàng. Mặc dù giá trị cá Koi có giảm sút rất nhiều do ngày càng có nhiều người nuôi nhưng mỗi kg cá hiện nay vẫn giữ mức từ hàng trăm đến hàng chục triệu đồng/con tùy thuộc vào thời gian nuôi được bao lâu cũng như trọng lượng bao nhiêu kilogam, sau khi trừ chi phí đem lại thu nhập cho gia đình anh gần tỷ đồng/năm.

Cùng nhau làm giàu
Không chỉ làm giàu cho bản thân, nhận thấy dư địa thị trường còn rộng mở, anh Ngọc không ngần ngại chia sẻ cá giống và kinh nghiệm sản xuất cho nhiều thanh niên tại địa phương.

ca-3.jpg

Thanh niên trong vùng đến tìm hiểu và học hỏi mô hình nuôi cá Koi của anh Ngọc. Ảnh: Trần Trung.

Trước tiềm năng phát triển của mô hình cá Koi, nhằm tiếp sức thanh niên khởi nghiệp, chính quyền địa phương đã vận động thành lập Tổ hợp tác nghề nuôi cá Koi với 15 thành viên, tổng diện tích gần 13 ha, trong đó anh Ngọc sáng lập viên, đứng vai trò tổ phó.

ca-5-2.jpg

Lễ ra mắt tổ nghề nghiệp nuôi cá Koi Bù Đốp. Ảnh: Bùi Dũng.

Anh Hồ Bá Toàn, Bí thư huyện đoàn Bù Đốp cho biết: Đây là mô hình nuôi cá Koi đầu tiên ở địa phương. Việc thành lập mô hình tổ hợp tác nghề là một hướng đi mới nhằm tạo động lực để thanh niên mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế và tạo ra giá trị sản phẩm mới cho thị trường. Hiện tại huyện đoàn cũng như các ngành chuyên môn của địa phương xem xét hỗ trợ mọi điều kiện để mô hình kinh tế thanh niên được nhân rộng.

Nói về hướng phát triển sắp tới, anh Ngọc chia sẻ, hiện nhu cầu người dân tại địa phương nuôi cá Koi để phát triển kinh tế ngày càng nhiều, nhằm đồng hành cùng bà con phát triển kinh tế, trên nền tảng hiện có, trong năm 2022 tổ nghề nghiệp sẽ tiến tới thành lập HTX.  

"Bên cạnh nuôi cá Koi Việt, chúng tôi sẽ nhập khẩu cá Koi Nhật để đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước, chúng tôi còn hướng đến thị trường Campuchia, một trong những thị trường giàu tiềm năng để thành viên trong HTX và bà con trong vùng liên kết phát triển bền vững", anh Ngọc chia sẻ.

ca-5-1.jpg

Mô hình nuôi cá Koi là mô hình mới tại Bù Đốp và có nhiều triển vọng để phát triển. Ảnh: Trần Trung.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp, hiện nay, diện tích ao hồ trên địa bàn huyện còn rất lớn, nhưng người dân chưa tận dụng hết diện tích ao hồ này. Nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Mô hình cá Koi sẽ là bước đi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân địa phương.

“Mô hình này là hướng đi đúng đắn trong chương trình đột phá phát triển kinh tế nông nghiệp huyện đề ra. Thời gian tới, huyện sẽ có chính sách hỗ trợ Tổ hợp tác nuôi cá Koi của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, kỹ thuật canh tác nuôi trồng, chính sách đăng ký sản phẩm, kết nối tạo thị trường tiêu thụ và tiến tới thành lập hợp tác xã.

Ngoài ra, địa phương sẽ đưa sản phẩm lên đạt tiêu chuẩn OCOP để phục vụ các thị trường lớn trong và ngoài tỉnh”, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp Trần Văn Thành nhấn mạnh.

 

Bình luận

Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa

Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).

Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà

Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.

Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi

Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.

Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún

Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...

Làm giàu sau cơn bạo bệnh

Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.

Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày

Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.

Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel

Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.

Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'

Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.

Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel

Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.

Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường

Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.