Thay đổi bộ mặt ĐBSCL nhờ các công trình thủy lợi

Các công trình thủy lợi ở khu vực ĐBSCL đã được tập trung đầu tư mạnh, qua đó nâng cao đời sống của người dân, hạn chế được những hậu quả của thiên tai.

img_0600-022339_549.jpg

Người nông dân mạnh dạn từ bỏ trồng lúa chuyển sang sản xuất rau màu nhờ nguồn nước được kiểm soát. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mạnh dạn bỏ lúa, chuyển sang sản xuất rau màu
Khoảng những năm 2015 - 2016, việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân tại ấp Thạnh Bình, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, đã gặp vô vàn khó khăn đến từ việc xâm nhập mặn. Thời điểm đó, có những năm hạn mặn quanh năm, đến nước ngọt sinh hoạt của người dân cũng là một điều quá xa xỉ.

Nhận thấy việc sản xuất lúa theo kiểu truyền thống sẽ khó để có thể thích ứng được với tình hình lúc bấy giờ, gia đình ông Danh Sinh đã mạnh dạn chuyển đổi 6.000 m2 đất từ chuyên trồng lúa sang trồng cây tai tượng, bông súng.

Theo ông Danh Sinh, việc sản xuất lúa theo truyền thống mang lại rủi ro cao, thu nhập cũng khá bấp bênh. Còn nếu trồng rau màu kết hợp nuôi cá cũng gặp khó khăn vì nước mặn xâm nhập sẽ gây thiệt hại lớn. Cho dù có chủ động đắp bờ giữ nước trong ruộng, trong ao cũng không có nước để bơm bổ sung hoạc thay khi cần.

Thế nhưng từ khi các công trình thủy lợi ngăn mặn, điều tiết nước ngọt được đưa vào hoạt động, điển hình như cống Cái Lớn - Cái Bé, thì gia đình ông Sinh cũng như nhiều hộ dân tại nơi đây đã có thể yên tâm sản xuất, cải thiện thu nhập cho gia đình.

“Trồng cái cây tai tượng với bông súng này rất dễ. Nước nhiều sẽ cho năng suất hơn là khô. Đặc biệt các loại rau màu này không bị rớt giá, các đầu mối đến tiêu thụ rất ổn định. Mỗi năm tôi chỉ cần bón phân từ 1 - 2 lần, cũng không cần phun thuốc BVTV. Nếu chỉ tính riêng thu nhập từ 2 loại cây rau này, mỗi ngày đều đặn tôi có thể thu về từ 300.000 - 500.000 đồng”, người nông dân phấn khởi. 

img_0600-022339_549.jpg

Từ khi nguồn nước được kiểm soát tốt, đời sống của người dân đã ổn định và sản xuất hiệu quả hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ấp Thạnh Bình hiện có 523 hộ dân chủ yếu trồng lúa và rau màu. Từ khi nguồn nước được kiểm soát tốt, đời sống của người dân nơi đây đã ổn định và sản xuất hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ấp Thạnh Bình nói riêng và xã Thạnh Lộc nói chung còn có lợi thế là ở vùng ven đô TP. Rạch Giá nên thị trường tiêu thụ rau màu rất tốt và nhận được nhiều sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật.

Nhờ phát huy hiệu quả đầu tư các công trình thủy lợi, trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang luôn dẫn đầu các tỉnh ĐBSCL về sản xuất lúa, với sản lượng năm 2021 ước đạt 4,5 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh, nhất là nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi từ năm đến nay đạt 136.087/136.000 kế hoạch, sản lượng thu hoạch cả năm phấn đấu vượt mốc 100.000 tấn.
Thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp ĐBSCL
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, giai đoạn từ năm 2019-2020, trên địa bàn tỉnh đã thi công xong và đưa vào sử dụng 10 cống kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình này là 814 tỷ đồng.

Trong đó, cống Kênh Cụt (TP. Rạch Giá), có vốn đầu tư 277 tỷ đồng, thuộc dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL, nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB6).

Các cống thuộc dự án công trình khẩn cấp khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn vùng ven sông Cái Bé, gồm: cống rạch Cà Lang, cống Đập Đá (huyện Châu Thành), có vốn đầu tư lần lượt là 58 và 31 tỷ đồng và cống Sông Kiên (TP. Rạch Giá), vốn đầu tư 198 tỷ đồng.

img_0428-022337_854.jpg

Vai trò của các công trình thủy lợi tại ĐBSCL đã phát huy hiệu quả rất tốt và được chính quyền địa phương đánh giá cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dự án đầu tư xây dựng khôi phục và nâng cấp tuyến đê biển An Biên – An Minh, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 6 cống, gồm: cống kênh Thứ Bảy, cống Xẻo Đôi, cống Xẻo Quao, cống Thuồng Luồng, cống Rọ Ghe và cống Xẻo Nhào, có tổng vốn đầu tư 256 tỷ đồng.

Đây là những công trình trọng điểm, cấp bách nhằm triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL. Qua đó, đã giúp nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, điều tiết mặn, ngọt hiệu quả, giúp phát triển sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, PGS. TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nhận định, nhiệm vụ chính của các công trình thủy lợi, thứ nhất là cung cấp nước ngọt phục vụ canh tác, điều tiết nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu phát triển của từng địa phương, các cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mỗi vùng.

Thứ hai, các công trình thủy lợi còn có công dụng trong công tác phòng chống thiên tai, chống ngập lụt, giảm hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, nhà cửa của người dân trong vùng.

PGS. TS Trần Bá Hoằng cho biết: “Những năm qua, các công trình thủy lợi ở khu vực ĐBSCL đã được Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư mạnh, qua đó thay đổi bộ mặt vùng ĐBSCL, nâng cao đời sống của người dân, hạn chế được những hậu quả của thiên tai. Vai trò của các công trình thủy lợi tại ĐBSCL đã phát huy hiệu quả rất tốt và được chính quyền địa phương đánh giá cao.”

img_0438-022332_682.jpg

Công trình cống Sông Kiên tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Phạm Hiếu.

Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cũng cho rằng những công trình được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay và bắt buộc phải có sự điều chỉnh.

“Đơn cử như một công trình cống trước đây sẽ có vai trò ngăn mặn, giữ ngọt. Nhưng với mục tiêu hiện nay, chúng ta phải chuyển đổi để có thể lấy được cả nước ngọt và nước mặn, phải điều tiết hình thức cửa cống để có thể chủ động nguồn nước, phục vụ cho nhiều mục đích”, ông Trần Bá Hoằng nhấn mạnh.

 

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay