Thay tư duy giải cứu bằng mua hàng ngon, giá rẻ

Nông sản một số địa phương đến kỳ thu hoạch, đầu ra gặp khó vì COVID-19 đang được các tổ chức, cá nhân tích cực hỗ trợ tiêu thụ.

Tuy nhiên, những người làm công tác thiện nguyện không muốn gọi đây là giải cứu, mà coi đây cũng là cơ hội để người dân trong nước được tiếp cận hàng chất lượng, giá rẻ.

b5-30-5anh2-nongsan-3419.jpg

Dưa hấu trên những chuyến xe hỗ trợ tiêu thụ ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Dưa chín không chờ dịch tan

Tuần qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ nông sản gặp khó vì dịch bệnh. Tại Hà Nội, các điểm bán giải cứu thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo người dân. Nhiều cơ quan, tổ chức đã chung tay mua lượng lớn nông sản của bà con vùng dịch. Để phòng chống COVID-19, người mua được khuyến khích đặt từ xa và được giao tận nơi, tránh tập trung đông người.

Nông sản tập kết tại Hà Nội chủ yếu là dưa hấu, dưa lê, vải thiều (Bắc Giang). Tuy địa phương đã có phương án tiêu thụ, giải toả nông sản, nhưng theo UBND tỉnh Bắc Giang, việc xe chở nông sản lưu thông qua chốt kiểm soát của các tỉnh vẫn còn khó khăn; container khan hiếm, giá thành vận chuyển cao.

Trước đó, UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) - nơi cách ly xã hội từ ngày 19/5, có công văn kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ dưa cho nông dân. Theo huyện Yên Dũng, huyện có 2.000 tấn dưa hấu, dưa lê đến kỳ thu hoạch, chỉ để trên ruộng được 15 ngày đang gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Bà Nguyễn Thị Nhung, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sao Thần Nông (Bắc Giang), đơn vị được giao thu mua nông sản cho nông dân huyện Yên Dũng cho biết: “Khoảng 1-2 ngày tới, khi lứa dưa đã chín được tiêu thụ xong, thì không còn cảnh ùn ứ, dồn dập thu hoạch như hiện nay. Dưa khó bán, giá giảm mạnh vì không có người ăn, bếp ăn công nghiệp nghỉ, giao thương đình trệ, nhiều khu vực bị phong toả”.

Theo bà Nhung, từ ngày 30/5, giá dưa loại 1tại ruộng đã tăng lên 6.000 đồng/kg, 5.500 đồng/kg loại xô, đảm bảo bà con có chút lãi. Hiện, dưa chủ yếu giao tới các "mạnh thường quân " tại Hà Nội, giá giao tại nơi nhận là 7.000 đồng/kg. Lái xe vận chuyển đã được xét nghiệm COVID-19, đảm bảo phòng dịch, tuy nhiên HTX vẫn gặp khó vì thiếu phương tiện. HTX này đã thuê 5 xe tải để kịp hỗ trợ nông dân.

Ngoài nông sản Bắc Giang, trên chợ mạng, nông dân nhiều địa phương cũng đang tự đăng đàn tìm mạnh thường quân giải cứu ổi (Hoài Đức, Hà Nội), hành (Hải Dương), xoài (Bình Thuận), khoai lang (Vĩnh Long), tỏi (Lý Sơn) … Đăng bài "cầu cứu" trên mạng xã hội, anh Nguyễn Thỏa (nông dân Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, vùng ổi lê Đài Loan ở bãi Đắc Sở, Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đang vào mùa nhưng tắc đầu ra. Thương lái không về thu mua, nông dân cũng không thể bán rong ở Hà Nội vì dịch bệnh, lâm vào bế tắc. Trước đây, ổi bán 12.000 đồng/kg, nay nông dân mong có người mua 6.000 đồng/kg để thu hồi vốn.

Không muốn gọi mãi là giải cứu

 Tất bật với việc giải cứu hàng chục tấn nông sản tuần qua, chị Thu Lương cùng các thành viên nhóm thiện nguyện (Lạc Nghiệp, Hà Nội) thường xuyên đón những chuyến hàng lúc nửa điểm. Nhận hàng về đêm tuy vất vả, nhưng các thành viên của nhóm đều đồng lòng, vì lúc đó xe tải lớn vào nội thành, tránh ảnh hưởng đến cộng đồng. Thông qua Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam, nhóm đã kết nối, thu mua bí đao, dưa hấu, vải cho nông dân Bắc Giang.

Chị Thu Lương (trưởng nhóm thiện nguyện) khẳng định, chúng tôi không muốn gọi hoạt động này là giải cứu. “Trước đây, nhiều người cho biết, họ nghĩ mua giải cứu thì giá bán bèo bọt. Như vậy, chúng ta đã mua “mồ hôi, nước mắt” của người nông dân với giá rẻ mạt. Tôi mong cộng đồng thay đổi suy nghĩ, gọi đây là chiến dịch tìm lại nụ cười cho nông dân”, chị Lương nói.

Sau khi trả tiền nông sản cho bà con, nhóm thiện nguyện dành một phần (nếu có) ủng hộ tỉnh Bắc Giang chống dịch. Ngoài nhóm thiện nguyện Lạc Nghiệp, tuần qua, nhiều điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Hà Nội hoạt động tích cực, có nơi bán được gần 50 tấn vải thiều chỉ trong 4 ngày.

Thời gian qua, các siêu thị cũng vào cuộc, thu mua, tiêu thụ lượng lớn nông sản cho nông dân vùng dịch. Hệ thống siêu thị Big C và GO! (Tập đoàn Central Retail) dự kiến tiêu thụ khoảng 70 tấn trái cây và bí đỏ. Đặc biệt, vải đầu mùa đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị như Co.opMart, MM Mega Market, VinMart, …Về giá cả, so sánh, giá bán tại siêu thị vẫn nhỉnh hơn chút so với các địa điểm bên ngoài.

Nguồn: https://tienphong.vn/thay-tu-duy-giai-cuu-bang-mua-hang-ngon-gia-re-post1341459.tpo

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay