Thị trường gạo Việt sôi động và chinh phục thế giới bằng chất lượng

Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất 3,5 tháng qua do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng cao.

xk-gao.jpg

Vận chuyển gạo xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu của VN luôn duy trì ở vị trí dẫn đầu

Giá lương thực toàn cầu tăng cao đã tác động lan tỏa đến mặt hàng lúa gạo. Số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho biết: xuất khẩu 3 tháng đầu năm nay đạt 1,48 triệu tấn, tương đương 715 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của VN luôn duy trì ở vị trí dẫn đầu trong số các nước xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp như Trung An, Lộc Trời, Tân Long… đang đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có phân khúc cao và giá cả ổn định.

Còn theo thống kê của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), ngoại trừ khoảng 2 tuần giữa tháng 3, giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng mạnh, sau đó quay đầu giảm còn dưới mức 410 USD/tấn gạo 5% tấm thì gạo VN luôn duy trì mức giá cao nhất thị trường gạo thế giới với mức 415 - 420 USD/tấn (gạo Thái Lan cùng phẩm cấp 410 - 408 USD/tấn).

Trong tuần cuối tháng 3, giá lúa gạo VN quay đầu giảm nhẹ nhưng qua tuần đầu tháng 4 đã tăng trở lại với gạo 5% tấm xuất khẩu đạt 415 USD/tấn, cao hơn khoảng 12 - 15 USD/tấn so với đầu năm và khoảng 10 USD/tấn so với đầu tháng 3. Giá lúa gạo nội địa vẫn ổn định ở mức cao: lúa thường tại ruộng khoảng 5.700 đồng/kg, lúa thường tại kho là 7.200 đồng/kg, gạo 5% tấm là 9.500 đồng/kg… Đặc biệt, khi giá lúa mì và bắp, đậu nành tăng cao đẩy các loại phụ phẩm làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh và duy trì mức cao kỷ lục. Cụ thể tấm 1/2 giá 8.500 đồng/kg, cám gạo 8.350 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay vẫn ổn định. Thông thường trước đây, các nước như Trung Quốc, Philippines sẽ ký các hợp đồng lớn vào giữa vụ đông xuân khi sản lượng của chúng ta cao, giá giảm. Nhưng năm nay giá không giảm như thường lệ nên các nhà nhập khẩu còn ngần ngại chưa dám ký các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, mùa mưa bão sắp tới sẽ là áp lực lớn về an ninh lương thực với nhiều nhà nhập khẩu gạo châu Á. Khả năng cao họ sẽ phải chấp nhận mua gạo giá cao trong tháng 4 hoặc chậm lắm là tháng 5 tới. Lúc đó thị trường sẽ sôi động và giá lúa gạo sẽ tiếp tục duy trì mức cao.

Xuất khẩu sôi động

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho hay ngoài Philippines (thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam), nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường khác đều tăng trở lại, dự báo xuất khẩu gạo quý II/2022 tiếp tục sôi động. "Khách hàng châu Phi trước còn chần chừ do giá cước vận chuyển tăng nhưng nay họ không thể chờ được nữa, buộc phải mua vào dù mặt bằng giá gạo đang tăng. Trong quý I, các doanh nghiệp (DN) chủ yếu giao gạo cho Philippines theo hạn ngạch của năm ngoái, thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo trắng thường nên giá trị không cao" - ông Đôn nhìn nhận.

ttxvn1406-gao.jpg

Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu. 

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I, Việt Nam đã xuất khẩu 1,475 triệu tấn gạo, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, thu về 715 triệu USD, tăng 10,5%. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, cho rằng chính sự bất ổn của thế giới thời gian qua khiến các nước đều có nhu cầu tích trữ lương thực, đẩy giá lên cao chứ không phải do hàng hóa bị thiếu hụt.

"Thị trường đều nhận định xu hướng giá đi lên nên có tâm lý chờ giá tốt mới bán ra trong khi các nước nhập khẩu lại muốn mua sớm. Mọi năm Philippines đến cuối tháng 5 mới mở hạn ngạch nhập khẩu gạo nhưng nay các dấu hiệu cho thấy họ sẽ nhập khẩu ngay từ tháng 4 nên tình hình tiêu thụ gạo trong quý II sẽ có nhiều thuận lợi" - ông Nam nói.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), cho rằng gạo Việt Nam chỉ "hưởng lợi một chút" từ việc mặt bằng giá gạo tăng vì so với chi phí đầu vào, giá gạo đầu ra không tăng tương ứng.

"Với DN xuất khẩu gạo, mang đặc trưng là mặt hàng nông sản có giá trị thấp, bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cước vận chuyển đường biển tăng quá cao trong thời gian qua. DN xuất khẩu không thể cộng tất cả giá cước vào giá bán mà phải đàm phán, chia sẻ với khách hàng để giữ thị trường. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh của DN bị sụt giảm nhưng không có cách nào khác" - ông Bình bày tỏ.

Tổng giám đốc một DN tại TP HCM chuyên xuất khẩu gạo thơm sang thị trường Mỹ cho hay nhu cầu thị trường này khá tốt với giá xuất khẩu khoảng 1.000 USD/tấn. "Nhưng nghịch lý là DN phải tốn phí để xuất khẩu ủy thác từ 2-3 USD/tấn vì chưa có giấy phép xuất khẩu gạo. Giấy phép xuất khẩu gạo trong tình hình hiện nay là rất vô lý, cản trở DN khai thác thị trường cao cấp (sản lượng ít nhưng giá trị cao) nên cần phải loại bỏ" - tổng giám đốc công ty này đề nghị.

Gạo Việt Nam đang chinh phục thế giới bằng chất lượng

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng mạnh, cho thấy gạo Việt Nam đã dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Danh nhân Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long - một trong những "cánh chim đầu đàn" về sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nhấn mạnh: Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hàng năm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Để làm được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải không ngừng nỗ lực đầu tư công nghệ trong khâu chế biến, sản xuất lúa gạo để vượt qua những đối thủ đáng gờm trong thị trường lúa gạo để chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

"Để xuất khẩu được, doanh nghiệp chúng tôi đã vượt qua quy trình kiểm nghiệm tồn dư vô cùng khắt khe đối với hơn 300 loại hóa chất. Cụ thể là từ năm 2017, Tân Long trúng lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc. Lô hàng đầu tiên chúng tôi phải test đến 10 lần, thậm chí phải gửi mẫu sang Mỹ test và thực sự khi nào mình thấy hài lòng mới dám đem đấu thầu" - doanh nhân Nguyễn Chánh Trung chia sẻ.

Với những yêu cầu khắt khe về quy trình sản xuất nguyên liệu cũng như quy trình chế biến, ngay từ khi ký hợp đồng với nông dân, Tân Long đã đưa ra những điều khoản và khuyến cáo về 12 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất cấm không được sử dụng để đảm bảo sản phẩm thực sự chất lượng.

Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời cho biết, trong những năm qua đơn vị đã triển khai sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (SRP). Ðây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về sản xuất lúa gạo bền vững có tiêu chí nhấn mạnh các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay, toàn bộ vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo của đơn vị với gần 12.000ha đều sản xuất theo tiêu chuẩn SRP.

Giá gạo Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn đạt giá trị cao và hiện đang cao hơn giá gạo Thái Lan bởi Việt Nam đã chú trọng đến cơ cấu giống, các giống đặc sản, lúa thơm được đưa vào canh tác đã giúp khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường "khó tính".

Điều không thể phủ nhận là chất lượng gạo Việt Nam được thế giới ưa chuộng nên ít khi có gạo tồn kho nên được nhiều nước lựa chọn nhập khẩu, dù giá gạo Việt Nam cao hơn một số nước.

Giá thu mua lúa vẫn thấp

Dù giá gạo xuất khẩu tăng nhưng giá mà các DN, thương lái đưa ra để mua lúa của nông dân vẫn thấp. Ông Nguyễn Công Lý (ngụ xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho hay ông vừa thu hoạch 10 ha lúa hè thu với giống lúa Đài Thơm 8 nhưng giá bán chỉ 5.600 đồng/kg.

"Với giá này, khi bán hết lúa tôi chỉ huề vốn, còn ai thuê đất trồng xem như lỗ. Nguyên nhân do giá thu mua lúa thấp hơn giá vụ đông xuân (5.900 đồng/kg), cộng với phân bón tăng cao. Phân urê hơn 1 triệu đồng/bao, thêm giá xăng dầu tăng, lấy đâu có lời. Vụ hè thu này, chi phí sản xuất có thể tăng từ 300.000-500.000 đồng/công, thậm chí cao hơn nếu nông dân không sử dụng phân bón hiệu quả và tiết kiệm" - ông Lý nói.

gia-gao-xuat-khau-ga-01.jpg

Giá gạo xuất khẩu tăng nhưng giá mà các DN, thương lái đưa ra để mua lúa của nông dân vẫn thấp.

Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, thu đông mới đây tại Vĩnh Long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhận định vụ lúa hè thu vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao.

Do đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị các cơ quan chuyên môn thuộc bộ và địa phương cần tiếp tục chỉ đạo sản xuất, điều hành một cách quyết liệt và linh hoạt để có các vụ mùa thắng lợi; các địa phương cần tập trung bố trí lịch thời vụ sản xuất phù hợp với từng vùng và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

"Trong cơ cấu giống lúa cần ưu tiên các giống chủ lực như: nhóm giống lúa chủ lực trắng trong, hạt dài chiếm 60%; giống thơm đặc sản từ 15%-20%; giống lúa nếp không được vượt quá 10%. Song song đó cần đẩy mạnh nhân rộng và phổ biến các mô hình, quy trình kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, giá bán và hiệu quả sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp nhằm hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng" - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý.

Ông Nguyễn Văn Đôn cho biết trong khi mặt bằng giá gạo tăng cao thì giá nếp lại giảm sâu do phụ thuộc thị trường Trung Quốc. "Nông dân tại các vùng chuyên canh nếp trước đây như An Giang, Long An đã bỏ nếp khá nhiều vì đầu ra khó khăn. Giá nếp xuất khẩu từ hơn 500 USD/tấn nay còn 450 USD/tấn. Trong khi giá tấm, gạo chuyên xay bột (làm bún, bánh...) lại tăng do nông dân giảm trồng giống lúa phục vụ phân khúc này (lúa IR 50404) để chuyển sang gạo thơm" - ông Đôn phân tích.

Giám đốc một DN chuyên xuất khẩu nếp lý giải việc giá nếp xuống thấp là do bị tác động tiêu cực bởi chính sách "zero Covid" của Trung Quốc khiến thời gian vận chuyển, thông quan kéo dài, nếp dễ giảm chất lượng, khách hàng mượn cớ đó để yêu cầu hạ giá./.

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay