Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu nông sản

Trong quý I-2022, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt hơn 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước và nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế ở nhiều thị trường lớn, có giá trị kinh tế cao. Đây là những tín hiệu tích cực báo hiệu những thành công mới cho xuất khẩu nông sản Việt Nam trong năm 2022.

nongsan.jpg

Kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu tại Hợp tác xã Ea Tân, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Thuận Lan

Tổng kim ngạch đạt hơn 12,8 tỷ USD

Quý I-2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước đạt hơn 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước (tháng 3-2022 là 4,7 tỷ USD, tăng 47,1% so với tháng trước đó). Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu đều ghi nhận sự tăng trưởng, trong đó nhóm nông sản chính (lúa gạo, cà phê, cao su…) đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng 12,8%; thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 38,7%...

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo quý I-2022 đạt tới 715 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình cho biết: Doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Số lượng gạo Việt Nam vào thị trường này chưa nhiều nhưng giá bán cao, đạt khoảng 1.000 USD/tấn. Đây là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Giá trị xuất khẩu nông sản quý I-2022 tăng mạnh do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các doanh nghiệp đã linh hoạt tiếp cận các thị trường lớn. Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cho biết: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam với kim ngạch đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần), trong đó nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Mỹ. Thứ hai là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần), trong đó nhóm sản phẩm cao su chiếm 29,0% tỷ trọng. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD, Hàn Quốc khoảng 562 triệu USD.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, trong quý I-2022, ngành Nông nghiệp đã chủ động trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt “mục tiêu kép”. Bộ NN&PTNT cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đàm phán mở cửa thị trường, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu nông sản…

Hướng xuất khẩu vào thị trường lớn

Theo dự báo, nhu cầu lương thực, thực phẩm trên thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và là cơ hội cho nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 và những biến động phức tạp về chính trị trên thế giới như hiện nay sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc kết nối thị trường. Trong khi đó, nhiều nước nhập khẩu đã tăng cường các biện pháp giám sát chất lượng…Với tình hình trên, dự báo, xuất khẩu thủy sản ở những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ những biến động trên thị trường quốc tế, tuy nhiên nhóm hàng này vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng ở các nước, khu vực như Hoa Kỳ, EU khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường.

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Phạm Thái Bình thông tin: Công ty sẽ đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, có giá trị cao như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Thời gian tới, công ty tiếp tục chủ động liên kết, xây dựng các vùng sản xuất gạo chất lượng cao để đáp ứng những đơn hàng từ các thị trường lớn, tiềm năng này.

Cùng với việc chú trọng theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại địa phương trong nước trong điều kiện mới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Bộ NN&PTNT triển khai cập nhật hệ thống phần mềm dữ liệu cung cầu nông sản từ địa phương; tăng cường kết nối, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm và tại các cửa khẩu chính với Trung Quốc.

Mặt khác, ngành Nông nghiệp sẽ không ngừng thúc đẩy các hoạt động mở cửa thị trường; cùng với đó là cung cấp thông tin cũng như các quy định về thị trường, về kiểm soát xuất nhập khẩu cho các địa phương, doanh nghiệp. “Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp sẽ chuẩn bị nội dung làm việc song phương với cơ quan chức năng của các nước: Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và xây dựng Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đi châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản…” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm.

Cơ hội và các khó khăn, thách thức đều đang ở phía trước. Sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng cũng như sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tế sẽ tạo động lực cho thành công mới của xuất khẩu nông sản Việt Nam.

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.