Trăn trở về quỹ đất và quy hoạch khi đầu tư vào mắc ca
Dù là cây trồng triển vọng, nhưng đầu tư vào mắc ca yêu cầu quỹ đất lớn, chi phí trong 5 năm đầu lên tới hàng trăm triệu đồng/ha.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (phải) trao đổi cùng Phó Chủ tịch UBND Điện Biên, Lò Văn Tiến trong chuyến khảo sát tình hình sản xuất cây mắc ca ở các tỉnh Tây Bắc. Ảnh: Bảo Thắng.
Mắc ca là loại cây cho quả có giá trị kinh tế cao, hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn nhiều so với lạc, sa nhân, hạnh nhân, hạnh đào, và được đánh giá là loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng đứng đầu trong các loại hạt.
Sản phẩm hạt của loài cây này được sử dụng làm bánh kẹo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, và được nhiều người mệnh danh là "nữ hoàng quả khô".
Hiện trên thế giới chỉ có một số nước có thể trồng mắc ca như Australia, Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, nhờ được thiên nhiên ưu đãi, 2 vùng khí hậu phù hợp để phát triển loài cây này là Tây Bắc, và Tây Nguyên.
Qua hơn 25 năm thử nghiệm và phát triển, cả nước có 29 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích 18.840 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 8.840 tấn hạt tươi/ năm. Trong tổng diện tích mắc ca hiện nay, có 11.943 ha, tuổi từ 1-4, chiếm 63,4%; diện tích cho thu hoạch 6.896 ha, chiếm 36,6 % diện tích.
Riêng tại vùng Tây Bắc, mắc ca mới được trồng nhiều vào năm trở lại đây, với diện tích khoảng 6.274 ha. Dù là giống cây mới, nhưng theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, năng suất trung bình của cây mắc ca ở tuổi 7 trở lên đạt 3 tấn hạt tươi/ha đối với phương thức trồng thuần, cao gấp 1,63 lần so với vùng nguyên sản tại Australia.
Phát triển cây mắc ca là định hướng chính để phát triển nông nghiệp tại một số tỉnh Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên. Chủ trương này được Bộ NN-PTNT ủng hộ, bởi mắc ca là cây lâm nghiệp đa mục đích, vừa tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội cho bà con dân tộc, vừa hạn chế việc du canh du cư tại nhiều địa phương.
Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng Đề án “Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Hiện Đề án trong giai đoạn thu thập ý kiến từ chuyên gia, doanh nghiệp và xã hội, trước khi trình lên Chính phủ.
Với những doanh nghiệp đã trực tiếp đầu tư trồng mắc ca tại Tây Bắc, họ còn nhiều trăn trở. Ông Dương Công Chính, Tổng giám đốc Công ty TNHH Him Lam Lai Châu cho biết, từ khi bắt đầu triển khai các dự án khảo sát, khảo nghiệm và xây dựng các vườn ươm mắc ca tại Lai Châu vào năm 2017, công ty đã được UBND tỉnh, Sở NN-PTNT và nhiều ban, ngành liên quan hỗ trợ. Tuy nhiên, công ty còn một số vướng mắc về quỹ đất, cũng như quy hoạch lâm nghiệp.
"Chúng tôi từng nhận nhiều vùng, vốn là đất bỏ hoang lâu năm, thậm chí xói mòn, trở thành đồi trọc, nhưng chưa thể xử lý thỏa đáng với người dân. Một số vùng khác thì rơi vào đất rừng phòng hộ nên chưa được đồng ý về chủ trương trồng mắc ca", ông Chính nói.
Với định hướng phát triển diện tích trồng mắc ca lên 10.000 ha vào năm 2030, công ty của ông Chính mong muốn, các Sở, ban, ngành sớm "tìm được tiếng nói chung", để nhà đầu tư có môi trường thuận lợi, chuyên tâm phát triển loài cây đa mục đích.
Chung quan điểm, ông Vũ Ðình Khoa, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia Ðiện Biên, thừa nhận các diện tích mắc ca mà công ty đã liên kết gieo trồng chủ yếu trên đất rừng không có cây. Với định hướng phát triển của Điện Biên lên hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn hecta mắc ca trong chục năm tới, ông Khoa cho rằng cần một giải pháp căn cơ về quy hoạch vùng trồng.
"Hiện các công ty trong Hiệp hội Mắc ca nhập giống theo chuỗi, có đảm bảo chất lượng. Thị trường xuất khẩu cũng được Hiệp hội đàm phán và ký hợp đồng. Chúng tôi chỉ còn băn khoăn về vùng nguyên liệu, làm sao để bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng", ông Khoa chia sẻ.
Ông Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam thăm vườn trồng tại Tây Bắc.
Một điểm cần làm nữa để nâng cao giá trị cho mắc ca, là công nghệ chế biến. Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, mắc ca Việt Nam bán chủ yếu ở dạng tươi và thô, sản phẩm chưa tinh và chất lượng chưa cao. Tính đến tháng 5/2021, cả nước mới có 60 cơ sở sơ chế và 72 cơ sở chế biến mắc ca, với tổng công suất tiêu thụ nguyên liệu khoảng hơn 7.300 tấn hạt.
Dù mắc ca là cây trồng triển vọng, nhưng phần lớn nông dân còn e dè, chưa dám đầu tư trồng. Nguyên nhân mới chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Theo tính toán của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, chi phí trồng dao động từ 200- 300 triệu đồng/ha, còn nếu trồng xen cà phê thì chi phí khoảng 100- 120 triệu đồng/ha trong 5 năm đầu.
Hiện nay, vùng trồng mắc ca chủ yếu là đồi núi địa hình phức tạp, nguồn lao động đa số là đồng bào dân tộc miền núi, đời sống còn nhiều khó khăn, không có điều kiện về vốn để đầu tư trồng mắc ca thâm canh. Do đó, hầu hết các tỉnh phải dựa vào liên kết với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến vốn.
Dự thảo “Đề án Phát triển bền vững mắc ca đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” đặt mục tiêu 100.000 ha vào năm 2030 và 250.000 ha vào năm 2050, đồng thời đưa sản lượng hạt tươi đạt 185.000 tấn/năm vào 2030, tương đương 46.250 tấn nhân. Đây là một con số tham vọng, nhưng cần thiết để hướng giá trị xuất khẩu mắc ca lên trên 500 triệu USD vào năm 2030.
Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi
Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.
Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền
Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.
Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?
Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.
Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể
Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.
Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống
'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam
Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...
'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn
Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay
Bình luận