Trồng ổi VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao
Kỹ sư lọc hóa dầu Tô Ngọc Thông chọn mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Là một kỹ sư lọc hóa dầu, đang công tác tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn với mức thu nhập khá nhưng với niềm đam mê nông nghiệp, anh Tô Ngọc Thông ở thôn 3, xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định chọn mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP để thực hiện trên chính mảnh đất quê hương. Mô hình hiện đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu mới cho người dân nơi đây.
Nhận thấy cây ổi là cây trồng chủ lực cho trái quanh năm, năng suất cao, anh Thông dành thời gian nghiên cứu kỹ và thường xuyên đi tham quan, học hỏi mô hình trồng ổi ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Nông, Đắk Lắk… Nhưng "cơ duyên" giúp anh đeo đuổi được với đam mê của mình chính là việc gặp gỡ, trao đổi với "lão nông 4.0" Nguyễn Trí Nghiệp, quê tỉnh Vĩnh Long.
Sau gần 5 năm tích lũy vốn kinh nghiệm thực tế, năm 2016, anh Thông bắt đầu "khởi nghiệp" bằng việc trồng thử nghiệm 3 sào ổi nữ hoàng, ổi trân châu và ổi lê. Anh chia sẻ, cây ổi rất dễ chăm sóc, thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. Người trồng phải nắm rõ chu kỳ sinh trưởng của cây ổi để xác định được thời điểm nào thích hợp tạo tán; thời điểm nào lấy trái hoặc thời điểm nào kết hợp cả hai yếu tố trên. Ngoài ra, việc bón phân cho cây cũng cực kỳ quan trọng.
"Cụ thể, sau một tháng trồng thì tiến hành tạo cành cấp 1 rồi cách thêm một tháng thì tạo cành cấp 2 để dưỡng độ sung cho cây ổi, hạn chế cây phát triển chiều cao, nhanh già cỗi, kéo dài tuổi thọ lên tới 7 - 10 năm. Đến tháng 3 thì thu hoạch trái bói và từ tháng 6 trở lên là cao điểm vụ thu hoạch. Những "bí quyết" này tôi học được từ những lão nông lành nghề Vĩnh Long qua quá trình "cầm tay chỉ việc" tận vườn của mình", anh Thông nói.
Anh Thông cho biết thêm, một điểm đáng lưu ý là phải đề phòng bọ xít muỗi, chúng thường xuất hiện vào tháng Giêng âm lịch và đâm trực tiếp vào phần trái ổi làm đen hết trái. Vì vậy, phải bọc xốp, bao ni lông thật kỹ hoặc dùng thuốc hôi để đuổi nếu không coi như mất trắng.
Cây ổi cho thu hoạch theo kiểu gối đầu, mỗi năm 4 vụ (3 vụ chính và 1 vụ phụ), năng suất bình quân từ 15 - 20 kg trái/gốc/vụ. Do trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và một phần do thổ nhưỡng xứ Bình Hòa khác biệt hơn so với các vùng miền khác trong tỉnh nên chất lượng ổi cũng có sự khác biệt đáng kể.
Trái ổi giòn, có vị chua, rất ít hạt, trái càng to thì hầu như không có hạt và quan trọng hơn là đảm bảo an toàn cho người sử dụng nên rất được thị trường ưa chuộng. Chính vì thế, thương lái thường xuyên đặt hàng lượng lớn và thu mua tận vườn với giá bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg để phân phối cho các khu công nghiệp và khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
Từ sự ổn định về đầu ra, anh Thông đã mở rộng diện tích lên 1,5 ha và duy trì cho đến nay. Anh nhẩm tính, so với cây keo, giá trị kinh tế của cây ổi có thể gấp từ 15 - 20 lần, bởi cây ổi cho thu hoạch rất sớm còn cây keo phải mất từ 5 - 7 năm mới cho thu hoạch. Lợi nhuận trên mỗi sào (500 m2) keo rất thấp, chỉ từ 700.000 - 1 triệu đồng. Còn lợi nhuận mỗi sào ổi sau khi trừ chi phí lên tới từ 25 - 30 triệu đồng/năm.
Hiện vườn ổi của anh Thông đang giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động thời vụ với mức lương chi trả khoảng 300.000 đồng/ngày. Có rất nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học hỏi về mô hình và được anh Thông nhiệt tình hướng dẫn, đa phần đã thành công.
Ông Huỳnh Văn Tám, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Hòa cho hay, hợp tác xã đang rất cần những mô hình mới mẻ như thế này để những thành viên trong hợp tác xã làm theo. Hợp tác xã cũng đang hướng đến việc kết nối với các đối tác tiềm năng, đưa ổi Bình Hòa vào hệ thống siêu thị để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Phan Nuôi, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hòa thông tin, trong năm 2021, xã trích nguồn kinh phí 130 triệu đồng để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và chọn mô hình trồng ổi của anh Thông để đăng ký, xây dựng thương hiệu và nhân rộng ra phần diện tích 10 ha trên địa bàn toàn xã. Từ đó, thu hút thêm nhiều hộ nông dân tham gia với chủ trương mỗi hộ có ít nhất từ 1 - 2 sào trồng ổi. Về lâu dài, xã sẽ tính toán đến phương án quy hoạch cụ thể vùng chuyên canh, vùng liên kết trồng ổi.
Nguồn: Theo TTXVN
Trồng cây dây thìa canh cho thu nhập gấp 4 lần trồng lúa
Không chỉ là cây dược liệu quý, dây thìa canh còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên).
Người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cua biển trong nhà
Thông qua hệ thống lọc tuần hoàn, anh Lê Đức Cảnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, nuôi cua biển trong nhà với quy mô lớn.
Chàng trai khởi nghiệp với ốc nhồi
Nuôi cua đồng thất bại, anh Hội chuyển sang học hỏi nuôi ốc nhồi. Sau một số thất bại ban đầu, anh đã nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.
Ba Khánh và tầm che phủ của cọng bún
Cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới TP.HCM...
Làm giàu sau cơn bạo bệnh
Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.
Cất 2 tấm bằng đại học, bỏ phố lên núi nuôi cá, chàng trai Pa Cô thu tiền triệu mỗi ngày
Có trong tay 2 bằng cử nhân, không ai nghĩ chàng trai người dân tộc Pa Cô Hồ Thanh Phương lại gác mơ ước công việc ổn định nơi thị thành, tìm về quê đào ao, nuôi cá đặc sản thu tiền triệu mỗi ngày.
Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel
Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel.
Pham Nghia Food và tác động dây chuyền của 'chuẩn hóa'
Không chỉ chả cá thát lát rút xương Kim Sa, Pham Nghia Food có trên 30 sản phẩm chế biến từ cá thát lát là mũi nhọn khi phát triển chuỗi nhà hàng, quán ăn.
Thanh niên Đắk Lắk bỏ phố về quê làm nông nghiệp theo mô hình Israel
Là người thích khám phá điều mới mẻ, chàng trai 32 tuổi người Đắk Lắk đã quyết định từ bỏ việc thu nhập 20 triệu đồng/tháng để về quê làm nông nghiệp Israel trên đất Khánh Hòa.
Sản xuất nông sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường
Nhắc tới cây mận hậu tại Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu.
Bình luận