Xuất khẩu gỗ 20 tỉ USD: “Muốn đi xa hơn thì không đi một mình”

Để đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ 16,5 tỉ USD trong năm 2022 và 20 tỉ USD trong năm 2025, ngành gỗ đã phối hợp với các ngành khác.

xuat-khau-go-3.jpg

Xuất khẩu gỗ đối diện nhiều khó khăn về nguyên liệu và giá cước vận chuyển trong năm 2022. Ảnh: Vũ Long

Ngành gỗ đối diện nhiều thách thức trong năm 2022

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2022 có nhiều thuận lợi tạo đà cho xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều thách thức tác động đến sự tăng trưởng của toàn ngành. 

Dư địa cho phát triển ngành gỗ Việt Nam trong năm 2022 còn rất lớn, khi nhu cầu đồ gỗ trên thế giới tăng mạnh. Tuy nhiên, ngành gỗ cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong năm nay: Nguyên liệu thiếu hụt và không ngừng tăng giá; cước phí tàu biển tăng cao; khan hiếm container rỗng...

Theo TS Tô Xuân Phúc – chuyên gia phân tích chính sách - Tổ chức Forest Trends, tình trạng thiếu gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu đến 5-6 triệu mét khối (m3) gỗ đang là "nút thắt" lớn trong ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ. 

nguyen-lieu-go.jpg

Nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng cao là một trong những "nút thắt" gây khó khăn cho ngành gỗ. 

"Với chi phí vận chuyển ở mức vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đây là tín hiệu cho thấy giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu" - TS Tô Xuân Phúc nhấn mạnh, đồng thời phân tích thêm: Gỗ nguyên liệu là một trong những cấu thành quan trọng nhất trong mỗi sản phẩm, giá trị chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Tỉ trọng này tăng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xảy ra. Nguyên nhân là bởi đại dịch làm tăng giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu và tăng cước vận chuyển. 

rung-trong-1-ti-cay.jpg

Việt Nam cần dành quỹ đất để phát triển diện tích rừng kinh tế phục vụ sản xuất. Ảnh: Hương Quỳnh

Ông Lê Xuân Quân- Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai - cũng lưu ý: Việt Nam cần chủ động ngăn ngừa giả mạo xuất xứ, bởi các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu (EU), Canada… rất khắt khe về gian lận thương mại và trốn thuế.

"Bắt tay" để ngành gỗ phát triển bền vững

Để phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ USD, mới đây, 5 hiệp hội ngành gỗ gồm: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA); Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA); Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) đã cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, với phương châm "muốn đi xa thì không đi một mình".

Mục tiêu của sự hợp tác là nhằm liên kết hình thành và phát triển một khu lâm nghiệp công nghệ cao ở phía Nam trở thành một trung tâm đồ gỗ liên vùng có quy mô và năng lực sản xuất, chế biến, thương mại đồ gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

5 hiệp hội sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, đề ra những định hướng và giải pháp hiệu quả; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, loại bỏ những doanh nghiệp gian lận, làm ăn phi pháp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thương mại, đưa ngành gỗ Việt Nam phát triển "xanh" và bền vững.

Với kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỉ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đã nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD trong tháng 1.2022 và đứng trong tốp 3 nhóm hàng có sự tăng trưởng 2 con số. Trong đó, xuất khẩu gỗ đứng thứ hai về tăng trưởng sau nhóm hàng dệt may.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.