Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nông dân Bình Phước sốt ruột chờ cấp mã số

Mã số vùng trồng và mã số đóng gói vẫn chưa được cấp, trong khi sầu riêng Bình Phước sắp thu hoạch rộ. Nông dân và doanh nghiệp lo sợ sẽ tiếp tục bán trôi nổi trên thị trường vì không kịp xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Sốt ruột chờ ngày xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, thành viên HTX cây ăn trái dịch vụ Long An - Minh Hưng đang trồng 5ha sầu riêng VietGAP ở xã Minh Hưng (huyện Bù Đăng).

sr2.jpeg

Ông Nguyễn Ngọc Hùng đang trồng 5ha sầu riêng VietGAP ở xã Minh Hưng (huyện Bù Đăng). Ảnh: Kim Tiền

Ông Hùng cho biết, nhờ điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, sầu riêng ở Bình Phước có chất lượng thơm ngon. Sầu riêng trở thành cây trồng rất tiềm năng ở Bình Phước. Tuy nhiên, để sầu riêng cho giá trị cao và bền vững thì phải xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, nhất là sang thị trường Trung Quốc. Ngoài tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện để xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc là phải có mã số vùng trồng.

Đầu năm 2022, Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước xúc tiến xây dựng hồ sơ đề nghị phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng của tỉnh. Ông Hùng là 1 trong các hộ dân được đề nghị cấp mã số vùng trồng. Thế nhưng, chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là sầu riêng Bình Phước bước vào vụ thu hoạch rộ. "Đến giờ, mã số vùng trồng vẫn chưa được cấp, người trồng sầu riêng đang sốt ruột", ông Hùng nói.

HTX cây ăn trái dịch vụ Long An - Minh Hưng có tổng diện tích 105ha, chủ yếu là cây sầu riêng. Từ năm 2020, HTX được cấp chứng nhận VietGAP. Ông Lưu Hoàng Thạch – Giám đốc HTX Long An - Minh Hưng cho biết, sầu riêng là cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Đầu vụ, giá sầu riêng có thể lên đến 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, càng về cuối vụ, giá sầu riêng sẽ càng giảm xuống.

sr1.jpeg


Ông Lưu Hoàng Thạch – Giám đốc HTX Long An - Minh Hưng cho biết khoảng 20 ngày nữa, sầu riêng sẽ vào mùa thu hoạch rộ. Trong ảnh: Sầu riêng ở Bình Phước đang bán với giá 100.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Năm 2021, vướng dịch Covid-19, tình hình tiêu thụ sầu riêng gặp nhiều khó khăn. Có thời điểm, giá sầu riêng tại vườn chỉ còn 17.000-20.000 đồng/kg. Ông Thạch cho rằng, mã số vùng trồng sẽ tạo động lực để nông dân sản xuất sạch, phục vụ xuất khẩu và đem lại giá bán ổn định hơn.

Từ đầu năm 2022, các thành viên HTX được Phòng nông nghiệp huyện Bù Đăng hỗ trợ thủ tục để được cấp mã số vùng trồng sầu riêng. Tuy nhiên, thủ tục đến nay vẫn chưa hoàn tất.  "Người trồng sầu riêng lo lắng sẽ không kịp xuất khẩu sầu riêng trong vụ này, mà phải tiếp tục bán ra thị trường tự do như năm ngoái", ông Thạch nói.

Ngoài mã số vùng trồng, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước cũng tiến hành hoàn tất thủ tục để cấp mã số đóng gói cho Công ty TNHH Minh Hàng. Đây là đơn vị chuyên thu mua, chế biến để xuất khẩu sầu riêng ở xã Đức Liễu (huyện Bù Đăng).

Năm 2021, công ty Minh Hàng chưa thể xuất khẩu sầu riêng do chưa đủ điều kiện. Đến nay, công ty cũng chưa được cấp mã số đóng gói.

Theo Sở NNPTNT Bình Phước, toàn tỉnh hiện có hơn 12.500ha cây ăn trái, trong đó cây sầu riêng khoảng 3.000ha. Tính đến nay, Bình Phước mới chỉ có 7 vùng trồng của các loại trái cây như mít, chuối, xoài là được cấp mã số vùng trồng. Riêng cây sầu riêng vẫn chưa có vùng trồng nào được cấp mã số. Bình Phước cũng chỉ mới có 6 cơ sở được cấp mã số đóng gói để xuất khẩu trái cây. Tiến độ cấp mã số vùng trồng và mã số đóng gói trên địa bàn tỉnh còn chậm. Vụ sầu riêng đang đến gần, nhiều nông dân và doanh nghiệp đang nóng ruột chờ đợi để không lỡ hẹn xuất khẩu trong vụ mùa sắp tới. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.