Xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2021

Hiện thị trường tiêu thụ quả và sản phẩm cây có múi của Hưng Yên ở trong nước là chính, chiếm 98-99% tổng sản lượng sản xuất, xuất khẩu mới chiếm khoảng 1-2%. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa các nhà cung ứng với các nhà phân phối

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối giữa các nhà cung ứng với các nhà phân phối, đưa sản phẩm lên kênh thương mại điện tử sẽ giúp sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên có đầu ra bền vững.

Sáng ngày 28/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) phối hợp với Sở NN&PTNT Hưng Yên tổ chức Hội nghị trực tuyến "Xúc tiến thương mại sản phẩm cây có múi và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên năm 2021" với sự tham gia của 11 điểm cầu.

Phân phối sản phẩm cây có múi phần lớn qua các chợ truyền thống

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, cây ăn quả có múi là một trong những cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hưng Yên. Năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 4.250ha cây ăn quả có múi, sản lượng ước đạt khoảng 65.000 tấn. trong đó, diện tích trồng cây cam, quýt trên 2.100ha; bưởi trên 2.000ha; còn lại là các cây có múi khác. Hiện toàn tỉnh có 28 cây có múi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vườn cây có múi đầu dòng. Đến hết tháng 9/2021, toàn tỉnh đã có 65 vùng sản xuất cây ăn quả có múi với tổng diện tích trên 1.000ha, sản lượng trên 20.000 tấn quả tươi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

0736_img_0007_copy.jpg


Người tiêu dùng tham quan và mua sắm tại các gian hàng nông sản của tỉnh Hưng Yên

Đối với Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), tính đến hết ngày 31/6, toàn tỉnh có 70 sản phẩm của 33 chủ thể được xếp hạng, công nhận. Ước đến hết năm 2021, có thêm 69 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP được công nhận trên toàn tỉnh là 139 sản phẩm.

Ông Đỗ Minh Tuân - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên - nhận định, hiện có sự chuyển dịch xu hướng tiêu dùng, theo đó, người tiêu dùng ngày càng yêu thích và lựa chọn các sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, có bao bì nhãn mác được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn, sản phẩm đặc sản theo mùa vụ thay vì mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc. “Người tiêu dùng trong chuỗi bán lẻ hiện đại ngày càng ưu tiên các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý rõ ràng. Bên cạnh đó, các sản phẩm có tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tạo nên sức cạnh tranh rất lớn, góp phần đẩy mạnh sức tiêu thụ nông sản”, ông Đỗ Minh Tuân nhấn mạnh.

Hiện thị trường tiêu thụ quả và sản phẩm cây có múi của Hưng Yên ở trong nước là chính, chiếm 98-99% tổng sản lượng sản xuất, xuất khẩu mới chiếm khoảng 1-2%. Phần lớn sản phẩm quả Hưng Yên tiêu thụ trong tỉnh Hưng Yên, TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận, được phân phối qua các chợ truyền thống. Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho một phần nhỏ người tiêu dùng, tập trung chủ yếu ở TP. Hà Nội. “Nút thắt lớn hiện nay đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm hẹp, mới chủ yếu tại các chợ truyền thống”, ông Đỗ Minh Tuân cho hay.

Do đó, việc tăng cường kết nối, liên kết với nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề được địa phương đặc biệt chú trọng. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các địa phương, giữa các vùng miền thông qua hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Quảng bá chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm nông sản tỉnh Hưng Yên.

Cần đẩy mạnh xây dựng hồ sơ bán hàng trực tuyến

Theo ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản- nhận định, hiện có nhiều địa phương cùng có các sản phẩm cây có múi, do đó, hướng đi của địa phương cần không trộn lẫn. Chanh Tứ Quý, cam Bố Hạ, quýt đường Canh phải có sự đặc sắc trong phân luồng trong hệ thống phân phối. Mặt khác, với sự chuyển đổi số mạnh mẽ, do đó, đề nghị các Sở NN&PTNT, doanh nghiệp, HTX nên nhanh chóng thiết lập hồ sơ điện tử để đẩy mạnh quảng bá trên kênh thương mại điện tử. “Cần định danh sản phẩm trên sàn thương mại điện tử nếu không sản phẩm sẽ bị pha loãng”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Riêng đối với hoạt động xuất khẩu, cần phải đảm bảo yêu cầu mã số vùng trồng. Do đó, địa phương cần phải chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là những thay đổi từ thị trường Trung Quốc, địa phương cần chủ động tiếp cận, cùng triển khai, cùng thích ứng.

3958_img_20211028_103606.jpg

Hội nghị trực tuyến đầu cầu Hà Nội

Liên quan đến vấn đề chuyển đổi số, ông Bùi Huy Hoàng- Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)- nhận định, dưới tác động của dịch Covid-19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động truyền thống trong kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, việc phân phối tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả trong xúc tiến tiêu thụ nông sản. “Việc mua sắm sản phẩm tươi sống, trái cây vùng miền trở lên phổ biến và đơn giản trên sàn thương mại điện tử. Người tiêu dùng quen dần với việc mua sắm sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử”, ông Bùi Huy Hoàng nói.

Cũng theo ông Bùi Huy Hoàng, hiện có nhiều địa phương có sản phẩm cây có múi, do đó, việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng cần tìm ra điểm khác biệt khi đó, việc quảng bá sản phẩm sẽ hiệu quả hơn. Về phía Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẵn sàng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, HTX trong việc kết nối với các sàn thương mại điện tử trong cả nước, cùng chung tay, đưa nông sản, trái cây Việt Nam ngày càng mở rộng hơn nữa thị phần, lượng tiêu thụ trên môi trường trực tuyến.

Về phía kênh phân phối, theo đại diện khối siêu thị BigC/GO! miền Bắc, hiện cam lòng vàng Hưng Yên đang được tiêu thụ tại siêu thụ Big C. Đánh giá cao sản phẩm cây có múi của Hưng Yên, tuy nhiên, giá sản phẩm đang cao hơn so với các sản phẩm địa phương khác cũng như giá bán trong siêu thị sẽ khó cạnh tranh với giá bán ngoài thị trường. Hiện, sức tiêu thụ của sản phẩm cam lòng vàng khá tốt. Tuy nhiên, sức tiêu thụ sẽ tốt hơn đối với sản phẩm vừa có chất lượng và giá thành cạnh tranh. Về phía doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành với Hưng Yên để tiêu thụ không chỉ sản phẩm cây có múi mà còn các sản phẩm khác.

Trong khi đó, theo bà Vũ Thị Hậu- Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam- hiện sản phẩm cây có múi không chỉ có ở Hưng Yên mà còn ở các địa phương khác, do đó, có sự cạn tranh gay gắt đối với sản phẩm cây có múi của các tỉnh.

Đánh giá cao chất lượng, mẫu mã, đối với sản phẩm cây có múi tỉnh Hưng Yên, nhất là sản phẩm cam canh trồng tại địa phương này. Bà Vũ Thị Hậu đề nghị địa phương phải duy trì nâng cấp sản phẩm, hỗ trợ các hợp tác xã để bán ra các trang thương mại điện từ và xuất khẩu chính ngạch, giảm áp lực cạnh tranh tại trên thị trường truyền thống.

Riêng đối với các sản phẩm OCOP, để vào được hệ thống siêu thị, cần có đầy đủ các giấy tờ, do đó, các chủ thể cũng cần duy trì và nâng cấp để tham gia thị trường rộng lớn hơn. “Khi đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị, nếu có khó khăn gì thì phản ánh lại với hiệp hội, để hiệp hội có thể nắm rõ được nguyên nhân vì sao”, bà Vũ Thị Hậu cho biết.

Trong khuôn khổ chương trình hội nghị đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Hưng Yên với chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại thị trường Hà Nội về việc hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.