Bắc Giang chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán

Trước tình hình giá lợn hơi ở mức thấp như hiện nay, tỉnh Bắc Giang xác định sẽ giữ ổn định đàn lợn, trong khi đó đẩy mạnh tái đàn gia cầm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết Nguyên đán sắp tới gần.

Người chăn nuôi gặp khó

Bắc Giang là tỉnh có tổng đàn gà và đàn lợn đứng top đầu cả nước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm đứt gẫy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu đầu vào tăng cao, ngược lại giá sản phẩm chăn nuôi đặc biệt thịt lợn lại giảm khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, những tháng đầu năm 2021, một số địa bàn trong tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, đồng thời tạm dừng các hoạt động đám cưới, các nhà hàng, quán ăn, trường học, bếp ăn tập thể…, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hoạt động cầm chừng khoảng 30-40% công suất, dẫn tới các sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ chậm.

20180822_094152.jpg

Với chuỗi khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, HTX Kinh doanh Thao Thanh không bị thua lỗ khi đang nuôi khoảng 700 con lợn thịt.

Một số khu vực tập kết sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là chợ đầu mối thu gom gia cầm bị tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ gà trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm đến kỳ xuất bán phần lớn không được xuất bán, phải nuôi kéo dài, giá thức ăn tăng cao, người chăn nuôi không có lãi.

Cùng với đó, chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm, song vẫn chiếm trên 50% sản lượng, đồng thời công nghiệp giết mổ, chế biến sâu và dự trữ sản phẩm chăn nuôi chưa phát triển, sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ dạng thô, sơ chế là chính nên giá trị gia tăng thấp, đầu ra sản phẩm chăn nuôi vẫn còn bấp bênh.

Ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc HTX Kinh doanh Thao Thanh (xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang) cho biết, hiện HTX gần 100 con lợn sinh sản và khoảng 700 con lợn thịt các loại. Với chuỗi kép kín từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, mỗi ngày HTX giết mổ từ 3 - 4 con chế biến thành phẩm cung cấp ra thị trường.

"Hiện, giá bán thịt mông từ 65.000-70.000 đồng/kg, thịt vai, ba chỉ dao động từ 100.000 -110.000 đồng/kg. Với giá này, thịt vai và ba chỉ HTX đang bán cao hơn từ 10.000 -15.000 đồng/kg so với thị trường. Do HTX chăn nuôi theo chuỗi kép kín, chủ động được con giống, chế biến được thức ăn, trực tiếp giết mổ, chế biến bán ra thị trường nên có lãi một chút. Với các hộ nuôi không chuẩn bị được con gống, chủ động được nguồn thức ăn sẽ lỗ khoảng 2 triệu đồng/con. Trước mắt, HTX vẫn đặt mục tiêu sản xuất, chế biến, tiêu thụ hơn 1.000 con lợn/năm và không có kế hoạch tăng đàn", ông Thao nói.

Chuẩn bị nguồn thịt phục vụ Tết Nguyên đán

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Dương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, cho biết, hiện đàn lợn của tỉnh đạt trên 900.000 con, giá lợn bán ra tại các trang trại khoảng 40.000 đồng/kg, ở các hộ dân từ 35.000 - 36.000 đồng/kg. Để chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ Tết tỉnh đang hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi giữ ổn định đàn lợn, không có chủ chương tăng đàn.

Cũng theo ông Dương, đối với đàn gia cầm, vẫn tăng trưởng tốt, đạt hơn 19 triệu con, thời điểm này đang vào vụ để phục vụ Tết nên đàn gia cầm đạt cao. Trong đó, Bắc Giang triển khai nhiều giải pháp để chuẩn bị nguồn gà phục vụ như: tuyên truyền người nuôi thực hiện tốt công tác chống dịch bệnh, đặc biệt tỉnh vẫn đang xây dựng cơ sở an toàn dịch, vùng an toàn dịch gà đồi Yên Thế. Cùng với đó, ở những vùng thuận lợi nuôi thuỷ cầm, tỉnh chỉ đạo tăng cương nuôi thêm vịt, ngan. Năm nay, vịt, ngan cho hiệu quả khá cao.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, huyện hiện có đàn gà 3,3 triệu con. Để chuẩn bị nguồn phục vụ Tết Nguyên đán, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung tái đàn, phấn đấu tổng đàn đạt khoảng 3,6 triệu con.

20181115_114130.jpg

Thời điểm này, người chăn nuôi huyện Yên Thế đang tăng cường tái đàn gà để phục vụ Tết Nguyên đán.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 70% vắc xin phòng cúm, đồng thời ngân sách huyện sẽ hỗ trợ một phần kinh phí vệ sinh tiêu độc khử trùng vệ sinh môi trường.

"Trong lúc dịch khó khăn như hiện nay, quan trọng nhất là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Người chăn nuôi tập trung phòng chống tốt dịch bệnh. Cùng với đó, huyện sẽ tuyên truyền cho người dân đa dạng cơ cấu giống gà như: gà chọi lai, hồ lai, lai Đông Tảo", ông Đông cho biết thêm. 

Tính đến ngày 15/9/2021, đàn gia cầm của Bắc Giang đạt 19,22 triệu con, bằng 105,7% năm 2020, trong đó đàn gà 16,7 triệu con, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn chủ yếu ở các huyện: Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam… Sản lượng thịt hơi xuất chuồng gia cầm 9 tháng ước đạt 47.317 tấn, bằng 110,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thịt gà 35.920 tấn, bằng 111,5% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm 176.989 ngàn quả, bằng 101,8% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng trứng gà 101.700 ngàn quả, chiếm  57,5%  sản lượng trứng sản xuất ra.

Tổng đàn lợn ước đạt 942,4 nghìn con, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2020. Số con xuất chuồng 9 tháng trên 1,36 triệu con, bằng 102,1% so cùng kỳ, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 129,8 nghìn tấn bằng tăng 3,7% so với 9 tháng năm 2020. Đàn lợn xu hướng giảm do giá thức ăn tăng cao, giá bán thịt hơi thấp, người chăn nuôi đang bị thua lỗ.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.