Brexit và Covid-19 làm giá cà chua đóng hộp tăng vọt tại Anh

Người Anh có thể sẽ sớm phải đối mặt với các hóa đơn mua hàng tạp hóa hoặc ăn uống lớn hơn vào mùa thu này.

5000-154126_365.jpg

Giá cà chua đóng hộp tại Anh đang tăng nhanh chóng, dự báo lên tới 50% vào mùa thu năm nay. Ảnh minh họa: Guardian/Getty.

Cà chua đóng hộp là một mặt hàng chủ lực trong các cửa hàng được cấp phép, mà người Anh dùng để chế biến các món ăn yêu thích nấu tại nhà như mì Ý bolognese. Nhưng giá cả có thể sớm thành điểm đáng chú ý, trong bối cảnh giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt.

Từ bao bì đến vận chuyển và năng lượng được sử dụng trong sản xuất, gần như tất cả các khía cạnh của việc sản xuất mặt hàng phổ biến này hiện nay đều tốn kém hơn. Riêng cà chua nghiền thì rẻ hơn 30% so với một năm trước, ở mức 0,48 bảng/kg. Những áp lực tương tự đang khiến giá của nhiều loại thực phẩm tăng cao, có nghĩa là người Anh có thể sẽ phải đối mặt với các hóa đơn mua hàng tạp hóa hoặc ăn uống lớn hơn vào mùa thu này.

Ít nhất có hai động lực lớn gây ra lạm phát lương thực ở Anh. Một là nhu cầu hàng hóa tăng vọt khi các quán bar và nhà hàng mở cửa trở lại. Hai là hậu quả từ Brexit, gây ra tình trạng thiếu nhân công tại các trang trại, nhà kho và trung tâm chế biến thực phẩm, đồng thời cản trở di chuyển hàng hóa vào trong nước.

Hiện đã có những lo ngại lớn về mức sống giảm dần. Lạm phát của Anh đã tăng lên 2,1% trong tháng 5 do giá nhiên liệu và quần áo cao hơn. "Lạm phát có thể vượt quá 3% vào cuối năm", Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo trong tuần vừa rồi .

Jason Bull, thuộc Công ty nguyên liệu Eurostar Commodities có trụ sở tại West Yorkshire, dần nhận thấy mình nằm trong trung tâm của cơn bão giá thực phẩm. Công ty của ông nhập khẩu 850 tấn cà chua chế biến mỗi năm từ Ý nhưng cho biết giá bán buôn đã tăng 20% ​​và các nhà cung cấp cảnh báo mức tăng giá có thể đạt 50% trong mùa hè này do thiếu cà chua và thậm chí cả lon để đóng hộp.

Cà chua do Eurostar cung cấp sẽ có mặt trong các bữa ăn sẵn trong siêu thị và các món ăn nhà hàng. Bull cho biết câu chuyện tương tự đối với các mặt hàng khác, mặc dù với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Bột gạo, được sử dụng trong thức ăn trẻ em, món tráng miệng và thực phẩm không chứa gluten, tăng 30%, trong khi chi phí vận chuyển của công ty từ Đông Á đã tăng từ 1.200 USD/container lên từ 10.000 USD đến 12.000 USD.

Mintec, nhóm dữ liệu hàng hóa, đã tạo một mô hình chi phí để minh họa kinh nghiệm của Bull. Giá thành của cà chua nghiền tăng 30%, trong khi sắt tây tăng 21% và ngay cả giấy để làm nhãn cũng đắt hơn 8%, khiến giá trung bình tăng 23%.

So sánh giá giữa tháng 6 với tháng 5 trong năm nay còn chưa bao gồm các áp lực tăng giá khác như chi phí vận chuyển tăng 281% và giá dầu thô Brent tăng 119%, tất cả đều phải được tính vào giá của các sản phẩm trên kệ siêu thị.

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này tăng vào đầu tháng này khi chỉ số hàng tháng của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, theo dõi những thay đổi về giá của các mặt hàng thực phẩm thường được giao dịch, đã tăng 40% trong tháng 5. Đó là bước nhảy vọt lớn nhất trong một thập kỷ, với dầu thực vật, đường và ngũ cốc là những thứ tăng giá lớn nhất.


Sự bùng nổ giá hàng hóa đã khiến người ta nói đến “siêu lạm phát”, thuật ngữ mô tả một thời kỳ nhu cầu mạnh bất thường đẩy giá cả lên cao, trong một số trường hợp kéo dài một thập kỷ hoặc hơn. Trong những tuần gần đây, giá nguyên liệu chính bao gồm đồng, gỗ xẻ và quặng sắt đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Nhưng nguyên liệu thô chỉ là một phần của vấn đề. Một phần nữa là chi phí vận chuyển tăng cao, đóng gói bao bì, thiếu lao động thời vụ cho thời gian thu hoạch và không đủ tài xế để vận chuyển thực phẩm cho các cửa hàng.

Nhà phân tích Tosin Jack của Mintec giải thích rằng giá nguyên liệu thô đang tăng trên diện rộng, và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức cung.

“Đã có những đợt hạn hán ở Brazil và gần đây nhất là vùng trung tây Hoa Kỳ. Nông nghiệp vẫn là một thị trường chịu tác động của thời tiết và sự thắt chặt này kết hợp với nhu cầu cực đoan, đặc biệt là từ Trung Quốc, khi các nền kinh tế mở cửa trở lại”, Jack nói.

Hiệp hội Bán lẻ Anh cho rằng áp lực chi phí giảm với các nhà bán lẻ khi một số áp lực được chuyển cho người khác. Dữ liệu của riêng họ trong tháng 5 cho thấy giá hàng tạp hóa giảm, nhưng có mâu thuẫn khi giá thực phẩm tươi sống giảm 1%, thì giá hàng đóng gói và đóng hộp lại tăng 0,7%.

Một điều có thể khiến các hộ gia đình ở Anh bớt chịu ảnh hưởng nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các chuỗi siêu thị. Hiện tại, giá thực phẩm đang được kéo xuống thấp hơn do sự trở lại của các chương trình khuyến mại.

Ngoài ra, bốn siêu thị lớn, do Tesco đứng đầu, không muốn lặp lại những sai lầm đã mắc phải trong cuộc suy thoái vừa qua, khi giá cao khiến người mua hàng bỏ sang siêu thị Aldi và Lidl.

Matt Botham tại nhà phân tích thị trường tạp hóa Kantar Worldpanel cho biết: “Các nhà sản xuất chỉ khuyến nghị giá cho các nhà bán lẻ, vì vậy họ có quyền kiểm soát cuối cùng. Đôi khi các nhà bán lẻ có thể chọn tăng giá nhưng nhiều khả năng hơn, khi giá tăng mạnh, họ sẽ muốn nhà sản xuất chịu chung một số áp lực đó”.

Việc mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và khách sạn đang làm tăng thêm áp lực. Bull cho rằng buộc phải tăng giá vì giá vận chuyển tăng 10 lần, và điều này là cú sốc lớn với dịch vụ ăn uống và khách sạn khi đã chịu thiệt hại lớn do đóng cửa từ 12 – 18 tháng.  

“Đó là một cơn bão hoàn hảo”, Bull nói. “Lạm phát giá lương thực sẽ tăng vọt đối với người tiêu dùng".

 

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.