Bưởi tạo hình, khắc chữ giá cao nhưng vẫn hút hàng

Để tăng giá trị kinh tế từ quả bưởi, năm nay, anh Nguyễn Văn Hoàng ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị 350 cặp bưởi tạo hình, khắc chữ như hình thỏi vàng, giọt nước, hồ lô và chữ “tài”, “lộc”…

Tuy có giá bán khá cao nhưng được khách hàng chọn mua để chưng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. 

buoi-070120222.jpg

Mỗi cặp bưởi tạo hình, khắc chữ có giá hơn 1 triệu đồng. 

Theo anh Nguyễn Văn Hoàng, trước đây, khu vườn rộng hơn 3.000m2 được anh trồng quýt đường. Loại cây này mất nhiều công chăm sóc và chi phí vật tư nông nghiệp nên anh mạnh dạn chuyển sang trồng bưởi da xanh. Ngoài những quả bưởi được bán cho khách hàng thưởng thức như một loại trái cây bình thường, anh Hoàng còn tìm tòi, học hỏi và thực hiện việc tạo hình, khắc chữ trên quả bưởi. Qua kỹ thuật canh tác và bàn tay khéo léo, anh tạo ra những quả bưởi có nhiều hình dáng độc, lạ phục vụ khách hàng chưng Tết. 

Đây là năm thứ 2 anh Hoàng làm bưởi tạo hình, khách chữ cung cấp cho thị trường Tết. Để tạo ra một trái bưởi có hình dáng đẹp, bắt mắt, từ lúc bưởi ra hoa đến khi thu hoạch, người trồng mất hơn 6 tháng chăm sóc. Anh Hoàng phải chọn những quả bưởi tròn, đẹp, cuống to… để cho vào khuôn tạo hình. Vì vậy, mỗi cây chỉ chọn được 7 quả trở lại để tạo hình, khắc chữ. 

Đặt biệt, không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào quả, cần che đậy kín để tránh bị rám nắng. Nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật, bưởi sẽ rụng quả nhiều, sản phẩm không ra hình dáng như ý muốn. Năm 2021, do chưa có kinh nghiệm, bưởi tạo hình, khắc chữ của anh Hoàng đạt khoảng 70% so với tổng số lượng trái được chọn. Năm nay, tỷ lệ thành công đạt trên 80%. 

Khuôn tạo hình cho quả bưởi được anh Hoàng đặt mua của một công ty ở TP Hồ Chí Minh, giá từ 120 - 130 nghìn đồng/khuôn. Đáp ứng theo yêu cầu khách hàng, năm nay, anh sử dụng khuôn có kích thước 19cm, cho ra sản phẩm to hơn so với năm 2021, mỗi quả nặng khoảng 1,4kg nhưng giá bán không thay đổi. 

Anh Nguyễn Văn Hoàng cho biết: “Việc tạo hình, khắc chữ trên quả bưởi để bán, phục vụ thị trường chưng Tết sẽ nâng cao giá trị kinh tế cho loại cây này. Mỗi cặp bưởi tạo hình, khắc chữ được bán với giá trên 1 triệu đồng, cao hơn gấp 5 lần so với bưởi bình thường. Đến nay, dù chưa thu hoạch nhưng khách hàng đã đặt mua khoảng 240 cặp bưởi tạo hình, khắc chữ”.

Là một trong những khách hàng thân thiết của anh Hoàng, gần đây, anh Lê Văn Đảo, chủ một doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở huyện Lấp Vò tiếp tục đến tận vườn, lựa chọn những cặp bưởi ưng ý, làm quà Tết, biếu cho khách hàng của mình. 
 
Theo anh Lê Văn Đảo, sản phẩm bưởi tạo hình, khắc chữ của anh Hoàng mang ý nghĩa hay, thích hợp chưng trong những ngày Tết. Qua sử dụng, khách hàng đánh giá bưởi có chất lượng tốt. Sau thời gian chưng Tết hơn 30 ngày nhưng bưởi vẫn còn tươi, khi ăn vẫn ngọt thanh. Năm 2021, anh Đảo mua 40 cặp bưởi, năm nay có thể tăng lên gấp đôi để gửi tặng khách hàng.

Bên cạnh các khách hàng truyền thống, anh Hoàng còn tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới. Anh chụp hình sản phẩm, rao bán trên mạng xã hội, được nhiều người ở trong tỉnh Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ… chọn mua. Để thu hút khách hàng, cùng với sản phẩm bưởi tạo hình, khắc chữ, anh Hoàng còn nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm bưởi trồng trong chậu, giá bán từ 2 - 3 triệu đồng/chậu. 

khac-chu-100122.jpg

Anh Nguyễn Văn Hoàng với những quả bưởi tạo hình, khắc chữ phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. 

Với sự nhạy bén và chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, anh Nguyễn Văn Hoàng đã nâng cao giá trị kinh tế của quả bưởi, tăng thu nhập cho gia đình. Đồng thời, góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

 

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.