Cá mú nuôi chết hàng loạt do lũ lớn, người nuôi thiệt hại nặng

Trong hai ngày 2 đến 3/11, liên tiếp xảy ra tình trạng cá lồng nuôi chết hàng loạt trên sông Lễ Thịnh đoạn qua địa bàn thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An (Phú Yên), gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.

c3-1635998252237.jpg

Cá mú chết trôi dạt đầy sông Lễ Thịnh, thuộc thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, Phú Yên.

Kết quả kiểm tra thực tế tại địa phương, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên) xác định cá mú bị chết là do sốc độ mặn bởi môi trường nuôi bị ngọt hóa. Đây là thiệt hại do thiên tai, không phải do dịch bệnh.

Chiều 3/11, phóng viên Báo Nhân Dân có mặt tại vùng nuôi cá trên sông Lễ Thịnh thuộc thôn Phú Lương, xã An ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây cá bị chết đã hai ba ngày, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước, trên bãi cát. Nhiều người dân đang bơi xuồng vớt cá, dồn cá lên bờ để chôn lấp.

Người thiệt hại nhiều nhất là bà Võ Thị Luyến, thôn Phú Lương, vụ này bà Luyến thả nuôi hai bè, với 17 nghìn con cá Mú Trân Châu ven bờ sông Lễ Thịnh. Cá mú có giá trị kinh tế cao, thời gian nuôi hơn 1 năm mới đạt kích cỡ xuất bán, bình quân giá 250 nghìn đồng/kg. Như mọi năm thời điểm này cá đến kỳ thu hoạch, thương lái đến mua tận bè nuôi, đưa đi tiêu thụ các tỉnh phía bắc. Nhưng do năm nay ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ chậm, gia đình bà Luyến tiếp tục nuôi, chăm sóc cá chờ người mua. Tuy nhiên, mấy ngày qua mưa nhiều nước lũ về nhanh, trong ngày 2/11 cá nuôi bị sốc nước ngọt chết nổi kín mặt lồng nuôi.

Theo bà Luyến, nuôi cá mú trên sông Lễ Thịnh đã 6 năm, nhưng đây là năm đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, gia đình bà thiệt hại nặng sau 1 năm nuôi cá.

Theo các hộ nuôi cá ở đây, vào mùa mưa các năm trước, nước lũ trên các sông từ thượng nguồn đổ về 2 nhánh cửa biển An Hải (thuộc xã An Hòa Hải), sông Lễ Thịnh (xã An Ninh Đông) và thoát nhanh ra biển. Tuy nhiên, năm nay cửa An Hải bị bồi lấp nặng chưa được khơi thông, nước lũ không thoát kịp ra cửa An Hải mà chảy dồn về sông Lễ Thịnh. Do nước lũ thoát chậm làm cá nuôi bị sốc nước ngọt, chết rất nhanh.

Điều đáng lo ngại là cá chết người nuôi vớt cá từ các lồng bè đưa lên bãi cát chôn lấp, nhưng do lượng cá chết nhiều, một số hộ dân vứt cá chết xuống sông. Tại ven bờ sông Lễ Thịnh một đoạn bờ sông và bãi cát xác cá chết nổi khắp nơi, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Một số hộ nuôi đang tiếp tục vớt vát cá còn sống đem bán rẻ cho thương lái tiêu thụ nội tỉnh để giảm bớt thiệt hại, nhưng không ăn thua.

Trước tình hình diễn biến môi trường bất lợi, làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên cá mú nuôi. Để hạn chế dịch bệnh phát sinh trên cá mú nuôi, trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo: người nuôi thu gom toàn bộ xác cá chết mang vào bờ để chôn lấp, không vứt ra môi trường gây ô nhiễm.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường vùng nuôi, khi môi trường nuôi trở lại bình thường cần kịp thời cho ăn, tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách tích cực trộn các loại vitamin, khoáng chất, men vi sinh vào thức ăn cho ăn.

Kịp thời thu hoạch đối với cá đạt kích cỡ thương phẩm; không thả giống khi môi trường, thời tiết chưa ổn định.  Định kỳ vệ sinh lưới lồng, tắm cá, trộn kháng sinh cho cá ăn để phòng bệnh, nhất là bệnh lở loét rất dễ phát sinh sau mùa mưa bão.

 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.