Cách làm khuyến nông độc đáo của An Giang

Với những hình thức hoạt động khuyến nông độc đáo, hiện đại, khuyến nông An Giang đã góp phần không thể thiếu vào vị trí tỉnh nông nghiệp trọng điểm, chủ lực của ĐBSCL.

kn.png

Từ quán cà phê khuyến đầu tiên ra đời năm 2008, An Giang hiện đã có 44 quán phủ khắp tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần 15 năm ra đời cà phê khuyến nông

Nói đến khuyến nông An Giang, người ta biết ngay đến cà phê khuyến nông. Từ quán cà phê khuyến đầu tiên ra đời năm 2008, An Giang hiện đã có 44 quán phủ khắp tỉnh. Mô hình độc đáo này hiện đã lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành khác. Sau khi quán cà phê khuyến nông đầu tiên của An Giang được khai trương thí điểm tại ấp Sơn Hiệp (An Bình, Thoại Sơn, An Giang) vào ngày 30/1/2008 với sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (sau đây gọi là khuyến nông An Giang), Báo Nông nghiệp Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh An Giang, mô hình này đã nhanh chóng lan rộng cả tỉnh.

Ông Lê Thiện Tùng, Trưởng phòng Thông tin quảng bá và Xúc tiến thương mại (Trung tâm Khuyến nông An Giang) cho biết: Mục đích của quán cà phê khuyến nông là nhằm chuyển giao thông tin khoa học kỹ thuật, những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường đến bà con nông dân. Ngoài ra, quán còn là nơi tổ chức hội thảo, tập huấn và sinh hoạt với quy mô vừa và nhỏ. Quán cà phê khuyến nông được thành lập trên cơ sở đồng thuận giữa chủ quán cà phê và Trung tâm Khuyến nông An Giang.

a1.jpeg

Quán cà phê khuyến nông là địa chỉ tin cậy, thân thiết của bà con để nắm bắt thông tin khoa học kỹ thuật, chủ trương, chính sách, giá cả thị trường nông sản... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Tùng, mô hình quán cà phê khuyến nông ra đời đến nay gần 15 năm đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng rất cao của bà con nông dân, được đánh giá rất cao. 44 mô hình quán cà phê khuyến nông tại An Giang đang hoạt động trải đều trên tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2022, An Giang sẽ thành lập tăng lên 55 quán cà phê khuyến nông.

Quán cà phê khuyến nông được xem là tiêu chí của xã nông thôn mới, cũng là nơi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân có hiệu quả, phù hợp với thói quen của bà con nông thôn. Tại đây, nhà nông còn có điều kiện nắm bắt kịp thời về giá cả,

thị trường, tình hình sâu bệnh và thời tiết để hạn chế rủi ro. Đây được đánh giá là mô hình khuyến nông mới của nông dân thời hội nhập của An Giang. Mô hình có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng nông dân, thể hiện tính tương tác cao, tạo môi trường tốt cho việc học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hình thức sinh hoạt nhóm.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Trung tâm Khuyến nông An Giang được Sở NN-PTNT An Giang giao quản trị Cổng thông tin điện tử của ngành. Xây dựng hệ thống giá cả nông sản tỉnh An Giang phát hành trên Cổng Thông tin điện tử Sở NN-PTNT An Giang. Đồng thời xây dựng quán cà phê khuyến nông tại 11 huyện, thị xã, thành phố và có trang bị Báo Nông nghiệp Việt Nam cấp phát mỗi ngày để người dân khi đến quán nắm bắt thông tin vụ mùa và giá cả thị trường.

Thông qua các quán cà phê khuyến nông, các doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội đầu tư và tiếp cận vùng nguyên liệu sản xuất, tạo hướng mới cho việc phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu hướng ra tầm nhìn thế giới. Đây chính là những nét đột phá chính của công tác khuyến nông trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới.
Nhiều mô hình, dự án nông dân rất mê

Theo bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, trong năm 2021, khuyến nông An Giang đã tổ chức có hiệu quả 95 mô hình trình diễn và 82 cuộc hội thảo trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Qua đó, nhiều thông tin về sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao đến với bà con nông dân.

a2.jpeg

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang tập huấn nông dân trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong đó, có nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả và được nhân rộng. Tiêu biểu như: Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên rau (cà chua, dưa leo); trồng măng tây xanh, mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu rơm phối trộn 30% nguyên liệu bông vải; trồng nấm rơm dạng trụ phối trộn bông vải; nuôi gà trên đệm lót sinh học; chăn nuôi vịt Grimaud trên đệm lót lên men; chăn nuôi vịt xiêm trên đệm lót lên men; nuôi lươn không bùn trong bể bạt bằng con giống sinh sản bán nhân tạo sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp men vi sinh; nuôi cá lóc trong vèo bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với nuôi cá trê…

Năm 2021, khuyến nông An Giang cũng phối hợp với Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSat) thực hiện 134 lớp tập huấn, 30 mô hình trình diễn tại huyện Tịnh Biên và Thoại Sơn với các nội dung “1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng”, tận dụng phụ phế phẩm lúa gạo, nhân giống lúa xác nhận, canh tác lúa gạo bền vững, luân canh trồng. 

Trong khuôn khổ chương trình ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh vùng ĐBSCL, trong 2 năm thực hiện tại huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn…, khuyến nông An Giang đã hỗ trợ 3 bộ thiết bị máy cấy và mô hình 150 ha diện tích lúa cấy bằng máy. Qua 2 năm thực hiện, mô hình lúa cấy mang lại hiệu quả kinh tế tăng so với cấy tay từ 1,4 – 2,4 triệu đồng/ha, tương ứng 6 - 20,6% và so với sạ bằng thiết bị phun từ 3,8 – 4,7 triệu đồng/ha, tương ứng 24 - 37%.

a3.jpeg

Mô hình trồng nấm rơm ở An Giang đang đem lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài ra, khuyến nông An Giang còn triển khai dự án xây dựng và phát triển HTX sản xuất, cung ứng lúa giống chất lượng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Song song đó, triển khai kế hoạch khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2021 với các tiến bộ kỹ thuật về ngành hàng lúa gạo, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhất là đã chọn được một số giống lúa thích nghi và có tiềm năng năng suất, khuyến cáo đưa vào sản xuất như: OM375, OM429, TBR97, OM22, NV20, OM441 (năng suất bình quân đạt từ 6,1 - 8,05 tấn/ha).

Khuyến nông An Giang thời gian qua cũng triển khai dự án Sáng kiến phát triển lúa gạo Châu Á, giai đoạn 2 với sự hỗ trợ kinh phí của Cơ quan hợp tác Đức (GIZ). Qua đó, đã tổ chức tập huấn 58 lớp huấn cho nông dân tại huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú và Châu Thành. Bên cạnh đó, phối hợp với Công ty Sygenta Việt Nam xây dựng 4 điểm trình diễn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (quy mô 1,5 ha/điểm) tại Tri Tôn, Thoại Sơn và Châu Thành. Kết quả phân tích mẫu lúa cuối vụ 4/4 điểm đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

a4.png

Khuyến nông An Giang chuyển giao, lan tỏa các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời gian qua, khuyến nông An Giang cũng phối hợp với Công ty Phân bón Bình Điền thực hiện mô hình so sánh hiệu lực phân bón mới trên cây lúa, cây bắp, trồng lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện mô hình sản xuất thử một số giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc thử nghiệm các giống mè mới, có triển vọng; phối hợp với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL thử nghiệm các giống lúa mùa, quy mô 1 ha; phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Việt Nam thực hiện trình diễn sử dụng phân bón SunmaGrow trên lúa và rau màu…

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang tự hào cho biết: An Giang là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn và trọng điểm của ĐBSCL. Trong đó diện tích sản xuất lúa hàng năm đạt gần 700 ngàn ha. Năng suất lúa An Giang đứng đầu ở ĐBSCL, mỗi năm địa phương sản xuất đạt 4,2 triệu tấn lúa.

Để có kết quả đó, khuyến nông An Giang đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà. 

Chính vì vậy, nhiều năm qua Trung tâm Khuyến nông An Giang đã triển khai hiệu quả hoạt động khuyến nông, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và nhận Bằng khen của Bộ NN-PTNT vì đã có công đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Qua đó, góp phần phát triển ngành nông nghiệp tỉnh An Giang vươn lên tầm cao mới.

 

 

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.