Cây sưa 300 năm tuổi, chủ được trả 'núi tiền' vẫn quyết không bán

Gia đình ông Nguyễn Văn Ba ở Quảng Nam đang sở hữu cây sưa đỏ cổ thụ, khoảng 300 năm tuổi, gốc 10 người ôm. Nhiều thương lái đã hỏi mua bằng cả "núi tiền" nhưng gia chủ vẫn quyết không bán.

Cây sưa "khủng", đẹp bậc nhất tỉnh Quảng Nam

Chúng tôi đến làng Thuận An, xã Tam Anh Bắc (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) để hỏi về cây sưa đỏ 300 năm tuổi, người dân ai ai cũng biết và tự hào "khoe" như chính tài sản của gia đình mình.

"Cây sưa đó to lắm, nằm ở cuối làng kia kìa. Cả cái xã này ai cũng biết và quý như chính chủ nhân cây sưa vậy. Cứ hỏi nhà ông Ba "Sưa" là người ta dẫn lối cho", một người dân địa phương ở đây bày tỏ.

Theo lời của ông Nguyễn Văn Ba (69 tuổi) - chủ nhân cây sưa cổ thụ, biệt danh Ba "Sưa" được mọi người đặt là bởi gia đình ông đang có một cây sưa cổ thụ "khủng" và đẹp bậc nhất ở tỉnh Quảng Nam.

cay-sua.jpg

Ông Ba giới thiệu, cây sưa đỏ này có chiều cao từ gốc tới ngọn được ước tính khoảng 50m, đường kính khoảng 6m, phải có 10 người trưởng thành nối tay nhau ôm mới có thể bao hết được gốc.

Thân cây sưa được phân ra làm 3 nhánh, tỏa ra các hướng khác nhau. Mỗi nhánh đều to như cây cột đình và có bề rộng vành khoảng 5m. Do có độ tuổi hàng trăm năm, nên bộ rễ của cây sưa "khổng lồ" này cũng rất khủng, ăn rộng ra mặt đất xung quanh khoảng 50m².

Đây là cây cổ thụ nên vỏ cây rất xù xì, từng mảng bong tróc in hằn tuổi già. Đặc biệt, cây phát triển rất xanh tốt, tán lá vươn cao và bao phủ cả một khoảng đất rộng 500m².

"Những nhánh sưa uốn lượn tự nhiên rất đẹp, trông như những cánh tay vươn ra xa che chở cả ngôi làng này suốt 300 năm qua", ông Ba nói.

cay-sua-2.jpg

Tài sản quý, trả cả "núi tiền" cũng không bán

Đây là cây sưa "khủng", rất quý nên luôn được gia đình ông Ba bảo vệ rất tốt và ông nhất quyết không chịu bán cho bất kỳ ai, dù thương lái liên tục đến gạ hỏi mua.

Theo lời ông Ba, thời điểm sưa "sốt" giá, đã có rất nhiều người từ Bắc lẫn Nam đến hỏi mua cây sưa. Thậm chí có tháng, mười mấy lượt người đến hỏi mua bằng nhiều mức giá cao chót vót.

cay-sua-3.jpg

Ông Ba chia sẻ thêm, ban đầu cây sưa nhỏ được trồng gần miếu thờ. Sau một thời gian, cây sưa to dần, rễ ăn lan ra và lấn cả miếu thờ. Thấy vậy, người thân trong gia đình ông đã di dời miếu thờ ra bên ngoài để cây tiếp tục phát triển kích thước.

"Do cây sưa được trồng bên miếu thờ làng, có yếu tố tâm linh và truyền thống lâu nay của gia đình nên tôi quý trọng như mạng sống. Tôi dặn dò con cháu sau này dù tôi có mất đi cũng không vì túng tiền mà bán đi", ông Ba giải thích.

Ông Nguyễn Văn Thành, một chủ buôn gỗ ở TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, theo như thông tin mà ông tìm hiểu thì cây sưa này so với cây sưa ở Bắc Ninh thì "khủng" hơn nhiều. Cây sưa gia đình ông Ba sở hữu nếu là sưa đỏ và có lõi tốt thì thật sự là một "khối vàng" đáng giá tiền tỷ.

Nguồn: Theo báo Dân trí

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.