Chỉ có ở Tây Ninh: Bánh tráng phơi sương, rau rừng, muối tôm,... những sản phẩm OCOP đặc sản có 1-0-2

Những sản phẩm OCOP có 1 không 2 chỉ có thể tìm thấy ở Tây Ninh có thể kể là bánh tráng phơi sương, rau rừng, mãng cầu, muối tôm cho tới dế mèn... Tất cả đều là những đặc sản địa phương.

Tại hội nghị OCOP Tây Ninh - Nâng tầm sản vật địa phương tổ chức ngày 18/12, Sở NNPTNT Tây Ninh chính thức công bố danh sách 18 sản phẩm OCOP năm 2021, với với 3 sản phẩm được xếp hạng bốn sao, và 15 sản phẩm được xếp hạng ba sao.

Những sản phẩm OCOP có 1 không 2

Ông Nguyễn Đình Xuân - Chánh Văn phòng Điều Phối Nông thôn mới, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh cho biết, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) triển khai ở Tây Ninh có chậm hơn so với các tỉnh bạn, sản phẩm đạt chứng nhận có thể không nhiều như các tỉnh bạn.

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đặc thù của Tây Ninh đều có mặt trong đợt bình chọn năm nay. "Đó là nỗ lực rất lớn của các chủ thể tham gia chương trình Ocop để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở Tây Ninh", ông Xuân nói.

a0.jpeg

Nghề làm bánh tráng truyền thống ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Bánh tráng phơi sương là đặc sản nổi tiếng từ lâu của Tây Ninh.

Công ty TNHH Tân Nhiên ở TX.Hòa Thành được chứng nhận nhiều sản phẩm OCOP 3 sao như bánh tráng siêu mỏng; bánh tráng sa tế tôm hành; bánh tráng sa tế tỏi rồi lại bánh tráng phô mai.

Bánh tráng thì phải đi kèm với rau rừng. Hộ kinh doanh Lê Thị Thanh Thúy ở TX.Trảng Bàng là chủ thể sở sản phẩm Rau rừng tổng hợp đạt chứng nhận 3 sao năm nay.

a1.jpeg

Sản phẩm Rau rừng tổng hợp đạt chứng nhận Ocop 3 sao ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tây Ninh không có muối, không có nhiều tôm nhưng muối tôm Tây Ninh lại là đặc sản mà cả nước biết tiếng.

Cơ sở chế biến kỹ nghệ thực phẩm Phú Gia Bảo ở huyện Gò Dầu là đơn vị sở hữu nhiều sản phẩm 3 sao với các loại muối ớt, muối chay và muối tôm.

a2.jpeg

Chủ trại dế Oanh Vĩnh giới thiệu sản phẩm Ocop 3 sao của đơn vị. Ảnh: Hải Âu

Trại Dế Oanh Vĩnh của ông Hồ Đắc Vĩnh ở huyện Tân Châu lại mang đến cho người dùng nhiều sản phẩm độc đáo khác như: dế sấy sả ớt ăn liền, dế sấy bơ tỏi ăn liền, dế mèn đông lạnh.

Ông Vĩnh kể, con dế mèn đã gắn bó với bà con nông dân từ bao đời nay. Dế mèn không chỉ là trò tiêu khiển của tuổi thơ mà còn được dùng làm thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, đậm chất dân dã và bổ dưỡng.

Đó không chỉ là những mẻ dế kho quẹt với nước mắm thơm lừng trong ký ức của một thời đói khổ, mà còn là món khoái khẩu cho những chú, những anh làm đồ nhắm lai rai sau những ngày lao động, hay là món ăn lạ lẫm với người thành thị. "Trại dế Oanh Vĩnh rất hãnh diện với các chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm nay", ông Vĩnh nói.

a3.jpeg

Ông Tân bên vườn mãng cầu của công ty Natani. Ảnh: Thế Tân

Du khách đến Tây Ninh không thể không nhắc đến đặc sản trứ danh khác mãng cầu Bà Đen. Năm nay, quả mãng cầu Natani của Công ty CP Natani (TP.Tây Ninh) là sản phẩm được xếp hạng Occop 4 sao.

Ông Tân cho biết, chứng nhận OCOP 4 sao là sự khích lệ cho những nỗ lực của doanh nghiệp  đưa sản vật ưu tú này góp mặt vào danh sách các sản phẩm nông sản giá trị cao của cả nước.

Ngoài ra, nước ép mãng cầu của Công ty TNHH Đông dược Vĩnh Xuân hoặc rượu mãng cầu Vương Ngọc của Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan (cùng ở TX.Hòa Thành) cũng là các sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Tây Ninh năm nay.

Dư địa phát triển của các sản phẩm OCOP còn rất lớn

Ông Nguyễn Đình Xuân cho biết, đợt đánh giá và xếp hạng năm 2020, Tây Ninh chỉ có 8 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Năm 2021, Tây Ninh có 18 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là có từ 10-15 sản phẩm.

a4.jpeg


Sản phẩm Ocop sẽ gắn liền với xây dựng nông thôn mới, với ngành du lịch địa phương. Trong ảnh: tuyến cáp treo lên núi Bà Đen, Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Để đạt được chứng nhận OCOP, các sản phẩm phải đáp ứng những các tiêu chí khắc khe từ vệ sinh an toàn thực phẩm, để tính tính đặc thù của địa phương, do doanh nghiệp và người lao động địa phương sản xuất ra.

Những sản phẩm OCOP sẽ gắn liền với xây dựng nông thôn mới, với ngành du lịch địa phương.

Chương trình OCOP mang ý nghĩa lớn lao trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Sở NNPTNT rất quan tâm đến chương trình này.

"Dư địa phát triển của các sản phẩm Ocop Tây Ninh còn rất lớn. Các sản phẩm Ocop 3 sao, 4 sao hôm nay sẽ góp phần đưa nông sản Tây Ninh tiếp cận tốt hơn các thị trường rộng lớn; là tiền đề nâng chuẩn lên 5 sao và vươn tầm ra thế giới", ông Xuân chia sẻ.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.