Chuyện một làng nghề truyền thống hoạt động không ngày nghỉ giữa đại dịch
Mặc dù nằm trong “vùng đỏ”, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng những người làng nghề bún Phú Đô (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) vẫn nỗ lực duy trì sản xuất để cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.
Sản lượng giảm, chi phí tăng
Được mệnh danh là nơi sản xuất ra thứ bún ngon nhất nhì đất Kinh Kỳ, làng nghề bún Phú Đô đã bền bỉ giữ nghề hàng trăm năm nay, mặc cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Trên thị trường Hà Nội, có tới trên 50% lượng bún bán hàng ngày được sản xuất từ làng nghề. Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, năng suất cũng như chất lượng bún của làng nghề được nâng cao.
Bà Nguyễn Thị Nhàn, người đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm bún chia sẻ, mặc dù đã có máy móc hỗ trợ tới 90% công đoạn, nhưng nghề làm bún vẫn khá vất vả. Để kịp những mẻ hàng nóng hổi giao cho khách vào sáng sớm, người làng nghề thường phải bắt đầu công việc từ 1 giờ, làm liên tục đến khoảng 6 giờ sáng mới dừng dây chuyền. Sau đó lại tiếp tục với những công việc mới như dọn dẹp, ngâm gạo, xay bột, lọc bột…
Còn với những người tiểu thương, công việc cũng thường bắt đầu từ nửa đêm. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 giờ sáng, hàng trăm tiểu thương đến lấy hàng rồi tỏa đi giao khắp nơi ở Hà Nội.
Cơ sở sản xuất nhà chị Nguyễn Thị Thơm, làng bún Phú Đô
Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt khi TP thực hiện giãn cách xã hội, đã tác động mạnh tới làng nghề.
Chủ tịch Hội làng nghề bún Phú Đô Nguyễn Văn Họa cho biết, thời điểm trước dịch, trung bình mỗi ngày làng nghề cung cấp ra thị trường từ 80 - 90 tấn bún, tương đương với hơn 50% tổng lượng bún tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các trường học, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn tạm dừng hoạt động, đơn hàng của làng nghề giảm tới 80%; 50% số hộ phải tạm dừng hoạt động. Người làng nghề đang phải gồng mình giữ nghề, bởi sản lượng sản xuất thấp nhưng chi phí lại tăng cao. Mặt khác, để phòng dịch, các tiểu thương cứ 3 ngày lại phải tốn chi phí xét nghiệm Covid-19 một lần (trung bình khoảng 100.000 đồng/ngày). Để giảm chi phí cũng như giữ mối hàng, người làng nghề đã nhanh nhạy liên kết, chia sẻ đơn hàng với nhau.
Chia sẻ bí quyết duy trì ổn định sản xuất trong đại dịch, chị Nguyễn Thị Thơm (làng Phú Đô) cho hay, để phòng dịch, gia đình chị đã chấp hành nghiêm quy định 5K trong quá trình sản xuất. Đối với lao động đang làm việc tại cơ sở đều thực hiện phương án "3 tại chỗ". “Ngày thường, gia đình tôi nhận được đơn hàng khoảng 1 tấn bún, thì nay giảm xuống chỉ còn 1-2 tạ. Với sản lượng sản xuất thấp sẽ không đủ chi phí điện, nhân công, do đó tôi nhận làm thêm đơn hàng của các hộ trong làng để đủ công suất hoạt động của máy, nên trung bình mỗi ngày vẫn xuất từ 6-7 tạ bún” – chị Thơm chia sẻ.
Vừa sản xuất, vừa chống dịch
Là một tiểu thương giao bún khắp các chợ trên địa bàn Hà Nội, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt là TP thực hiện giãn cách xã hội, công việc giao bún của anh Nguyễn Thành Nam đã có nhiều thay đổi. Theo anh Nam, để phòng dịch, hành trang đi giao hàng của anh còn có thêm đồ bảo hộ như khẩu trang, kính chắn giọt bắn, nước sát khuẩn… Anh chỉ được đăng ký một cung đường duy nhất từ làng nghề đến điểm giao hàng. Cung đường từ nhà tới nơi giao hàng, anh phải qua nhiều chốt kiểm dịch, tại các chốt, anh phải xuất trình được giấy đi đường có chứng nhận của phường và giấy xác nhận test Covid-19.
“Cứ 3 ngày tôi cũng như các tiểu thương ở làng nghề lại phải đi xét nghiệm Covid-19 một lần, tiền xét nghiệm được cộng vào với chi phí nên lời lãi chẳng được bao nhiêu. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như cộng đồng, tôi nghiêm chỉnh chấp hành quy định” – anh Nam bộc bạch.
Phó Chủ tịch UBND phường Phú Đô Lê Văn Chư cho biết, để tạo điều kiện cho người dân làng nghề vững vàng hoạt động trong đại dịch, phường ưu tiên bố trí tiêm vaccine cho người làm nghề đợt đầu tiên. Đến nay cơ bản người làm nghề bún và các tiểu thương đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Tại làng nghề có bố trí chốt kiểm soát người ra vào địa bàn. Phường cũng tạo điều kiện cho các xe chở nguyên liệu làm bún vào làng nghề. Đặc biệt, để tạo điều kiện tối đa cho các tiểu thương đi giao hàng, phường đã chỉ đạo Hội làng nghề thống kê danh sách các tiểu thương để cấp giấy đi đường. Tuy nhiên, việc cấp giấy đi đường đảm bảo tiêu chí 1 cung đường và từ 1-3 điểm đến cố định. Phường cũng yêu cầu người đi giao hàng phải luôn thực hiện 5K, luôn trang bị trong xe hàng lọ sát khuẩn. Các tiểu thương sau 3 ngày phải đi test Covid-19 để cấp lại giấy đi đường.
“Một vấn đề cũng đang là nỗi trăn trở của địa phương, đó là vấn đề xử lý môi trường làng nghề. Hiện nay toàn bộ các hộ sản xuất trong làng nghề vẫn xử lý môi trường khá thủ công, đó là sử dụng các hố ga để lắng lọc cặn của nước thải, sau đó xả thẳng ra môi trường. Trước thực trạng này, chính quyền và người dân làng nghề bún Phú Đô đề xuất TP đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án xử lý nước thải làng nghề” – Phó Chủ tịch phường Phú Đô Lê Văn Chư kiến nghị.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận