Cuộc sống đổi thay nơi 'thủ phủ' quế vùng Tây Bắc
Được mệnh danh là 'thủ phủ' của cây quế vùng Tây Bắc, Văn Yên hiện có 50.000 ha, mỗi năm khai thác 15.000 tấn quế vỏ, mang lại nguồn thu rất lớn cho người dân…
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái trao quyết định bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ Văn Yên trên đất Thái Lan cho lãnh đạo huyện Văn Yên tại Lễ hội quế Văn Yên lần III. Ảnh: Thái Sinh.
Tổng diện tích quế của tỉnh Yên Bái hiện có khoảng trên 70.000 ha, trong đó huyện Văn Yên chiếm gần ba phần tư. Đặt chân tới Văn Yên chỗ nào cũng thấy quế, quế mọc quanh nhà, khắp núi tầng tầng lớp lớp từ thung lũng lên tận đỉnh rừng.
Xã Viễn Sơn là nơi người Dao đầu tiên trồng quế. Ông Bàn Thừa Phú đã tìm trên rừng được giống quế quý mang về trồng cách nay gần 200 năm rồi truyền lại cho con cháu cách trồng, chăm sóc và thu hoạch. Từ đó, cây quế dần dần lan ra khắp các xã trong huyện.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Viễn Sơn có 4.230 ha, trong đó diện tích quế hơn 2.600 ha. Trung bình mỗi năm, người dân Viễn Sơn khai thác khoảng 2.000 tấn quế vỏ khô. Tính ra bán cả vỏ, thân, cành, lá, người dân thu 30-35 tỷ mỗi năm. Nhiều gia đình giàu có nhờ trồng quế, những đại gia quế có từ 10 ha trở lên, ví như gia đình ông Nguyễn Kim Hín, ông Lý Chiến Thắng (thôn Khe Lợ) trồng 10 ha quế, ông Bàn Tài Chu, Bàn Phú Hoa (thôn Đồng Lụa) trồng từ 15-20 ha quế, mỗi năm thu vài trăm triệu.
Nói đến quế Văn Yên người ta đều nhắc tới ông Hoàng Văn An, dân tộc Tày (xã Đại Sơn), người có công rất lớn trong việc vận động người dân trồng quế, tìm giống quế quý từ Quảng Ninh về trồng, hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác, xây dựng đồi quế nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại…Từ đó phong trào trồng quế lan rộng khắp các xã, Văn Yên thành lập Lâm trường quế Đại Sơn, rồi phong trào “Đưa quế sang sông”… Quế được đưa từ các xã Đại Sơn, Viễn Sơn qua sông Hồng trồng ở các xã Yên Thái, Mậu Đông, Ngòi A, Quang Minh, An Bình, Lâm Giang, Lang Thíp…
Thu hoạch quế. Ảnh: Thái Sinh.
Chất lượng quế Văn Yên được đánh giá là tốt nhất nước. Những năm trước đây người ta chỉ bán vỏ, gần hai chục năm nay thì cây quế bán được cả lá, cành và thân cây. Hàng năm nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên gần 700 tỷ đồng. Do giá trị cây quế mang lại rất lớn cho người trồng quế, nên hàng năm diện tích trồng mới từ 1.200-1.500 ha.
Quế Văn Yên nổi tiếng trên thế giới, tháng 1/2010, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã có quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên.
Công nghiệp chế biến quế đã hình thành từ vài chục năm nay, với trên 500 sản phẩm: Quế điếu, quế nghiền, quế cắt, quế tấm, nước quế, bột quế, tinh dầu quế… và các loại hương liệu đã được xuất khẩu sang các nước EU và Mỹ.
Hiện Văn Yên có gần 100 cơ sở chế biến quế, trong đó có nhiều doanh nghiệp thu mua quế để xuất khẩu, nhiều nhà máy chưng cất tinh dầu quế và cơ sở chế biến gỗ mọc lên khắp vùng trồng quế, mỗi năm Văn Yên chưng cất trên 300 tấn tinh dầu, gần 70.000 m3 gỗ quế.
Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có 100% vốn nước ngoài đầu tư chế biến quế xuất khẩu. Ảnh: Thái Sinh.
Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có 100% vốn nước ngoài, trụ sở đóng tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Mỗi năm công ty chế biến gần 3.000 tấn hàng hóa từ quế. Với trên 200 sản phẩm: Quế điếu, quế nghiền, quế cắt, quế tấm, nước quế… và các loại hương liệu đã được xuất khẩu sang các nước EU và Mỹ.
Sản phẩm chế biến từ cây quế vô cùng phong phú, với khoảng gần 500 sản phẩm, được các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chế tác đã trở thành thứ hàng hóa vô cùng độc đáo được bày bán ở nhiều nơi trên đất nước.
Công nghiệp chế biến quế đã hình thành từ vài chục năm nay, ngoài 8 nhà máy chưng cất tinh dầu quế của các công ty: Hương liệu Việt Trung, Đạt Thành, HTX Bách Lâm, Trà thảo mộc Quế Phát, Công ty CP LNS - Thực phẩm Yên Bái, Trường An, Tân Thịnh... Ngoài ra còn có hơn 200 cơ sở chưng cất tinh dầu quế mô hình hộ gia đình, sản phẩm 600 - 800 kg/năm.
Ngôi nhà cao tầng mọc lên giữa rừng quế. Ảnh: Thái Sinh.
Cây quế đã mang lại nguồn thu cho người dân, Văn Yên hiện có rất nhiều tỷ phú quế, nhiều ngôi nhà 2 - 3 tầng mọc lên giữa rừng quế. Cuộc sống đổi thay, làng quê đổi mới, người trồng quế chỉ có giàu chứ không còn nghèo như vài chục năm trước đây.
Hàng năm vào giữa tháng 10, Văn Yên tổ chức Lễ hội quế, nhằm tôn vinh cây quế và quảng bá những sản phẩm về quế, để hương quế ngày một bay xa.
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận