Đàn gà giúp em đến trường

25 chuồng gà được tặng cho 25 em nhỏ ở huyện Kbang (Gia Lai) mồ côi do bố hoặc mẹ mất sớm, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tạo sinh kế, vượt khó vươn lên trong học tập.

anh-4-8897.jpg

Cán bộ Xã Đoàn đến nhận gà chở về cho các em nhỏ

Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Gia Lai yêu cầu 14 đoàn cơ sở các xã và thị trấn có trách nhiệm giám sát, mỗi tuần về một lần để hướng dẫn các em cách chăn nuôi, biết quý sức lao động.

Bữa tối với thịt chuột

Xẩm tối, thời tiết ở xã Tơ Tung (Kbang) lạnh buốt. Trong căn nhà sàn được quây bằng những tấm tôn tạm bợ thủng lỗ chỗ, anh Đinh Đal (SN 1988, làng Đak Pơ Cao) vừa đi vác thuê gỗ keo về, nằm co trong tấm chăn mỏng dính. Căn nhà sàn chẳng có gì đáng giá ngoài vài cái nồi méo mó. Hôm nay nhà anh Đal chỉ còn mấy lon gạo cuối cùng. Để có đồ ăn tối, giữa chiều, em Đinh Văn Nguyên (12 tuổi, con trai anh Đal) phải ra ngoài đồng tìm chuột.

Cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn với bốn miệng ăn nhưng chỉ có 1 sào lúa nước và 6 sào rẫy. Cũng như bao thanh niên khác, để thoát nghèo anh Đal vay được 25 triệu đồng để mua bò. Cuộc sống khó khăn không buông tha gia đình anh khi bò bị dịch chết hết. Cũng từ đó vợ anh Đal đã buồn bã uống rượu. Trong cơn say không làm chủ được mình, vợ anh Đal mua xăng tự thiêu.

anh-2-2044.jpg

Đinh Văn Nguyên cùng bố nhóm bếp

“Thấy mình vất vả quá, Nguyên và em gái Đinh Thị Nguyệt (9 tuổi) đã bỏ học. Qua năm mình sẽ cố gắng làm thuê kiếm tiền để cho cả hai đi học trở lại. Nguyên đá bóng giỏi lắm. Năm vừa rồi đội của trường có Nguyên tham gia được giải nhì của huyện. Con gái mình học khá nên nó thích đến trường nhưng thấy bố vất vả nó một mực đòi nghỉ để phụ giúp việc”, anh Đal nói rồi ngoảnh mặt đi với những giọt nước mắt.

Ở tổ dân phố 7 (thị trấn Kbang, huyện Kbang) ai cũng biết cậu học trò thân hình gầy gò, nhỏ nhắn Trần Anh Cao (lớp 6, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm). Thầy cô trong trường ai cũng thương Cao, một cậu học sinh chăm chỉ, hiền lành, năm nào cũng đạt học sinh giỏi.

Bà Trần Thị Hảo (54 tuổi, bác ruột của Cao) kể: Khi còn ở Đắk Lắk, chưa đầy 3 tuổi, do cuộc sống khó khăn, mẹ Cao đã bỏ đi biệt tăm để lại ba bố con dưới căn nhà cũ. Bố Cao là anh Trần Giáo Học (52 tuổi) sớm tối tần tảo làm thuê nuôi hai con nhỏ. Chính thế mà sức khỏe anh suy nhược, mắc phải bệnh hiểm nghèo. Biết mình bệnh nặng, bốn năm trước, anh Học gửi Cao sang nhà chị ruột (bà Hảo) nhờ chăm sóc. Cuộc sống của bà Hảo cũng còn nhiều khó khăn, ai thuê gì làm nấy. Tài sản lớn nhất của gia đình là 2 ha bạch đàn nhưng phải mấy năm nữa mới thu hoạch được, số tiền ấy cũng sẽ được dành dụm để cho Cao học hành.

"Giờ Học sống chết lúc nào do ông trời quyết thôi, cứ đi vài bước là khuỵu xuống. Tôi có hai người con trai, đi làm xa, hàng tháng đều gửi tiền về phụ tôi nuôi Cao. Tâm sự với chú vậy nhưng cũng ấm lòng, đi làm thuê về thấy Cao nó sắp cơm ngon, canh ngọt, nhà cửa sạch sẽ quên cả mệt mỏi”, bà Hảo rơm rớm nước mắt.

Bà Hảo kể, tối hai bố con nó gọi nhau qua điện thoại, chẳng nói năng gì mà nước mắt cứ ứa ra. Lúc ấy tôi chỉ biết động viên Cao cố gắng học hành, sau này làm việc có tiền chữa bệnh cho bố. Hiểu hoàn cảnh của em, cô giáo chủ nhiệm luôn nhắn nhủ, nhờ cán bộ Đoàn thị trấn quan tâm, hỗ trợ em vươn lên nghịch cảnh.

 Món quà tình thương

anh-5-1188.jpg

Một trong tổng số các chuồng gà được Xã Đoàn làm cho các em nhỏ

Chiều tà, 14 Đoàn cơ sở các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Kbang đã chuẩn bị sẵn thùng giấy để nhận gà rồi chở về cho các em. Nhiều cán bộ xã Đoàn vùng sâu đi lại vô cùng khó khăn, có xã cách thị trấn cả 80 cây số, nhưng các anh chị vẫn dành thời gian đi nhận gà, đem về trước khi trời tối để tránh mưa, dốc núi sạt lở.

“Anh em cơ sở Đoàn chúng tôi đã chặt cây lồ ô, mua tôn để làm chuồng gà cho các em. Thị trấn có hai em hoàn cảnh khó khăn nhất nên khi nghe có chương trình hỗ trợ ai cũng mừng, lâu nay mọi người muốn giúp đỡ nhưng lực bất tòng tâm”, chị Nguyễn Thị Mỹ Cẩm - Bí thư Đoàn thị trấn Kbang chia sẻ.

Trước đó, bài viết “Hậu quả từ những cơn say”, đăng trên báo Tiền Phong ngày 22/7/2021 đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều tấm lòng thơm thảo. Chị Đinh Thị Toại, Bí thư Huyện Đoàn Kbang cho biết, tổng kinh phí huyện nhận được của các nhà hảo tâm thông qua báo Tiền Phong là 53 triệu đồng để hỗ trợ 25 em, trong đó có 17 em người Ba Na mồ côi do bố hoặc mẹ tự tử, còn lại 8 em (3 em người Ba Na, 5 em người Kinh) hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Qua đó, Huyện Đoàn đã giao cho 14 đoàn cơ sở các xã và thị trấn mua 25 đàn gà, mỗi đàn 2 triệu đồng tặng các em. Huyện đoàn cũng đã triển khai, hướng dẫn cán bộ, thanh niên xã đoàn làm miễn phí chuồng gà cho các em. Kbang là huyện có khí hậu lạnh, nhất là cuối năm, bởi vậy các xã đoàn tìm nguồn gà tại địa phương thích nghi với thời tiết nơi đây. Gà cũng đã được tiêm vắc xin phòng, chống các dịch bệnh về gia cầm. “Lúc mua gà, ngoài mặc cả giảm giá rồi, chúng tôi còn giải thích cho người bán đây là mua gà giống cho chương trình thiện nguyện để giúp các em khó khăn nên người bán tặng thêm vài con nữa”, chị Toại cho hay.

Trong buổi trao đàn gà giống ngày 10/12 cho 25 em hoàn cảnh khó khăn, anh Đỗ Duy Nam - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Gia Lai yêu cầu 14 Đoàn cơ sở các xã và thị trấn có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn các em cách chăn nuôi. Anh Nam chia sẻ, món quà tuy không lớn nhưng rất ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp các em quý sức lao động, có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi. Nếu các em chăm sóc tốt, đây sẽ là nguồn trang trải trong cuộc sống, mua sách vở. “Phía Tỉnh Đoàn đã và đang triển khai mô hình này mấy năm nay, đẩy mạnh nhân rộng để lan tỏa yêu thương, giúp các em nhỏ theo đuổi ước mơ con chữ, trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội”, anh Nam nói.

Nhà báo Tuấn Nguyễn, thay mặt cho Ban đại diện Tây Nguyên (báo Tiền Phong) mong muốn những món quà nhỏ này sẽ tiếp thêm động lực để các em nhỏ vượt khó vươn lên trong học tập. “Mong rằng từ mô hình chuồng gà cho em sẽ được Đoàn giám sát, hỗ trợ các em và gia đình phát triển, nhân rộng ra thành những trang trại gà... giúp các em cải thiện cuộc sống, vượt khó, học giỏi, thành đạt trong tương lai”, nhà báo Tuấn Nguyễn nói.

Tổng số tiền thiện nguyện 53 triệu đồng trên được quyên góp từ lòng hảo tâm của quán cà phê Đoàn Gia (20 triệu đồng), phân hiệu trường Đại học Đông Á tại Gia Lai (10 triệu đồng), Ban Quản lý các Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai (10 triệu đồng), nhóm cán bộ Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Gia Lai (5 triệu đồng), chị Hạnh (5 triệu đồng), anh Đặng Cao Đạt (3 triệu đồng).

 

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.