Đầu ra làng nghề gỗ giảm 76% vì dịch Covid-19
Hiện làng nghề là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa. Các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch Covid-19 trong thời gian gần đây có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề gỗ đặt ra sự cần thiết về
Ngày 22/9, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ: Tác động và sự cần thiết về một chính sách bao trùm”.
Đầu ra làng nghề gỗ giảm 76%
Đại dịch Covid-19 làm đầu ra tiêu thụ sản phẩm của hộ gặp phải khó khăn, điều này làm giảm nguồn thu của hộ và lượng nguyên liệu gỗ đầu vào. Khảo sát của Nhóm nghiên cứu giữa Forest Trends và các hiệp hội gỗ tại 6 làng nghề gỗ vùng đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng, La Xuyên, Liên Hà, Thụy Lân và Vạn Điểm) - nơi sản xuất chế biến gỗ đóng vai trò chính trong nguồn thu của hộ cho thấy đầu ra của các hộ giảm 76%, với tỷ lệ đầu ra giảm nhiều nhất tại Đồng Kỵ (90%). Nguyên nhân do sản phẩm của Đồng Kỵ tiêu thụ khó khăn bởi so với các làng nghề khác, sản phẩm của Đồng Kỵ có giá cao hơn rất nhiều so với sản phẩm của các làng nghề khác.
Tác động dịch Covid-19 khiến đầu ra làng nghề gỗ giảm 76%
Theo đại diện một số hộ Đồng Kỵ, hiện 30% lượng sản phẩm của làng nghề được làm từ các loại gỗ quý có nguồn gốc từ Lào và Campuchia,70% còn lại sản phẩm làm từ châu Phi nhập khẩu. Giá của các sản phẩm được làm từ gỗ nhập khẩu từ Campuchia và Lào cao hơn nhiều các sản phẩm làm từ gỗ châu Phi. Trong bối cảnh dịch bệnh, cầu tiêu dùng về các sản phẩm đắt đỏ giảm.
Thụy Lân là nơi có tỷ lệ suy giảm sản phẩm đầu ra thấp nhất trong số các làng khảo sát. Một trong những lý do của thực trạng này có thể là do Thụy Lân là làng nghề nhỏ (so với các làng còn lại), và các sản phẩm của Thụy Lân chủ yếu (80%) là bán buôn, với đầu ra ổn định hơn so với các hộ tại các làng nghề khác.
Không tiêu thụ được sản phẩm dẫn tới việc thu hẹp quy mô sản xuất, thu nhập của hộ giảm. Bình quân thu nhập của hộ tại các làng nghề khảo sát giảm gần 90% so với trước giãn cách. Liên Hà và Vạn Điểm là nơi thu nhập của hộ giảm mạnh nhất, lần lượt là 90% và 80%. Các hộ tại La Xuyên có tỷ lệ thu nhập giảm thấp nhất (45%).
Thu hẹp quy mô sản xuất cũng đồng nghĩa với việc giảm nguồn gỗ tiêu thụ đầu vào. Tính bình quân lượng gỗ đầu vào của các hộ giảm 68%. Đồng Kỵ là nơi các lượng gỗ đầu vào giảm mạnh nhất (90%), tiếp đến Liên Hà (85%), trong khi La Xuyên là nơi có lượng nguyên liệu đầu vào giảm ít nhất (40%).
Trên 70% số hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất đình trệ, nguồn thu bị mất hoặc sụt giảm tạo ra sức ép về các khoản vay rất lớn cho các hộ. Trước sức ép trả lãi suất ngân hàng và để tránh rơi vào danh sách hộ nợ xấu, một số hộ phải đi vay “tín dụng đen” với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để trả lãi và các khoản vay đến hạn phải trả, trước khi có được các khoản vay mới từ ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với hộ.
Khoảng 46% số hộ tại các làng đã quay trở lại sản xuất, tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính chất “cầm chừng” với mục đích “làm để giữ thợ” và “lấy công làm lãi” mà không có lợi nhuận. Làng có số hộ quay lại sản xuất cao nhất đạt 80% (La Xuyên) và làng thấp nhất chỉ đạt 30% (Đồng Kỵ).
Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, Chính phủ ban hành 2 nghị quyết (Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021) nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, các hộ sản xuất tại các làng nghề khảo sát không tiếp cận được với nguồn hỗ trợ này. Nguyên nhân chính là bởi các hộ không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế do vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ không được các cơ quan quản lý công nhận một cách chính thức. Kết quả là hộ nằm ngoài tiêu chí được hỗ trợ được quy định trong các nghị quyết nêu trên.
Cần chính sách bao trùm
Ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia Tổ chức Forest Trend - cho rằng, hiện còn thiếu các tổ chức đại diện hiệu quả cho các hộ tại các làng nghề. Điều này làm làm cho kết nối giữa làng nghề và các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý, hiệp hội gỗ, các tổ chức phát triển lỏng lẻo. Sự lỏng lẻo này hình thành cách hiểu chưa đúng về vai trò và vị thế của các hộ làng nghề và làm mất cơ hội tiếp cận với các nguồn lực phát triển cho hộ.
Cũng giống như mọi ngành kinh tế khác, đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ làng nghề. Với vai trò quan trọng của các hộ tại các làng nghề hiện nay, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, Chính phủ nên điều chỉnh lại các tiêu chí hỗ trợ theo hình thức bao trùm hơn, đảm bảo các hộ tại làng nghề có thể tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ này và không bị bỏ lại phía sau như mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Trong tương lai, Chính phủ nên đẩy mạnh việc trợ giúp các hộ chuyển đổi từ hình thức không chính thức như hiện nay sang hình thức chính thức, giúp hộ có vị thế pháp lý rõ ràng. Chuyển đổi với các lợi ích rõ ràng, phù hợp với bối cảnh của hộ sẽ thu hút được sự tham gia của hộ. Việc chuyển đổi không chỉ giúp các hộ tiếp cận được với các nguồn lực của Nhà nước và của xã hội để phát triển mà còn giúp cho các cơ quan Nhà nước quản lý được hoạt động của làng nghề tốt hơn trong tương lai.
Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho biết, con số hàng chục nghìn hộ với hàng trăm nghìn lao động tham gia vào khâu sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ tại trên 300 làng nghề gỗ trong cả nước cho thấy tầm quan trọng của các làng nghề này về mặt kinh tế và xã hội. Các làng nghề gỗ đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của các làng nghề hiện chưa được đánh giá một cách đầy đủ và công bằng. Các cơ chế chính sách và thông tin đại chúng thường tập trung ưu tiên vào khối doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vai trò của các làng nghề còn hết sức mờ nhạt và yếu thế trong các chính sách phát triển. Ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, cần có các chính sách hỗ trợ cho hộ kinh doanh làng nghề. Bên cạnh đó, cần xây dựng các kết nối chặt chẽ hơn trong tương lai giữa các làng nghề và các doanh nghiệp trong các hiệp hội, giữa các làng nghề và các cơ quan quản lý. Định vị lại vai trò của các hộ tại các làng nghề trong bức tranh tổng thể về ngành gỗ Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp, thúc đẩy các làng nghề gỗ phát triển bền vững.
Nguồn: Theo báo Công Thương
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận