Dịch tả lợn Châu Phi đe dọa xuất khẩu của Đức

Đây là lần đầu tiên dịch bệnh lây lan từ lợn rừng trong nước Đức và có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đối với xuất khẩu thịt lợn của quốc gia Trung Âu này.

heo-082139_891.jpeg

Bộ Nông nghiệp liên bang Đức xác nhận dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại hai trang trại ở bang Brandenburg.

Những con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của Đức được phát hiện vào ngày 16/7 tại hai trang trại ở bang Brandenburg, miền đông nước này, Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp liên bang Đức.

Các con lợn nhiễm bệnh trước đây chỉ được phát hiện trong môi trường hoang dã, với 1.267 con lợn rừng ở khu vực Brandenburg. Brandenburg nằm trên biên giới với Ba Lan, nơi dịch bệnh lan rộng.

"Viện khoa học Friedrich-Loeffler của Đức chính thức xác nhận các động vật trong trang trại mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi", Bộ Nông nghiệp nước này cho biết.

Bộ Y tế Brandenburg cho biết căn bệnh này được phát hiện ở lợn trong một trang trại hữu cơ với 200 con và trong một trang trại nhỏ chỉ có 2 con. Tất cả đều bị giết thịt. Nhóm các nhà sản xuất ISN kêu gọi bình tĩnh và cho biết các trường hợp mới sẽ không thay đổi đáng kể tình hình đối với nông dân.

Bà Ursula Nonnemacher, Bộ trưởng Bộ Y tế bang Brandenburg, cho biết: “Trong gần một năm, chúng tôi đã chiến đấu chống lại áp lực to lớn của căn bệnh này từ Ba Lan".

Bà cho biết thêm hàng rào đã được xây dựng dọc theo biên giới với Ba Lan để ngăn lợn rừng xâm nhập vào Đức và 6 khu vực đã được thành lập với việc tăng cường săn bắt lợn rừng. “Tôi rất lấy làm tiếc về những trường hợp đầu tiên ở lợn trang trại, nhưng thật đáng buồn là khả năng này không bao giờ có thể được loại trừ hoàn toàn", bà Nonnemacher phát biểu.

Việc lây nhiễm căn bệnh này vẫn ở khu vực cách xa vùng tây bắc, nơi tập trung chăn nuôi lợn của cả nước Đức. Nhưng nó có thể chứng tỏ một bước thụt lùi đối với nỗ lực của Đức trong việc hồi sinh xuất khẩu thịt lợn.

Nhiều nhà nhập khẩu đã xa lánh thịt của Đức sau khi một đợt bùng phát dịch bệnh trên lợn rừng vào năm ngoái, khiến nguồn cung ở châu Âu tắc nghẽn. Ngoài ra, Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới - và những thị trường mua thịt lợn khác ra lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn của Đức vào tháng 9/2020.

Các lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn của Đức áp đặt vào năm ngoái dẫn đến sự dịch chuyển thương mại, với các nhà sản xuất EU, bao gồm cả Tây Ban Nha tăng xuất khẩu sang châu Á trong khi Đức tăng doanh số bán trong EU.

Rất khó để đánh giá xem người mua có thể phản ứng như thế nào với các báo cáo của trang trại, nhưng “không nghi ngờ gì là điều đó không hữu ích”, Tim Koch, chuyên gia phân tích chăn nuôi tại nhà cung cấp thông tin thị trường nông nghiệp AMI ở Bonn, cho biết.

Người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp Đức cho biết qua email là hiện vẫn có thể giao dịch với các quốc gia chỉ đồng ý giới hạn khu vực đối với thịt lợn Đức, mặc dù không thể loại trừ các hạn chế hơn nữa từ các nhà nhập khẩu.

Được biết, giá bán buôn thịt lợn của Đức đã tăng trở lại từ mức thấp kỷ lục vào năm ngoái. Lý do là nước này có thể bán một số nguồn cung dư thừa trong Liên minh châu Âu. Thêm vào đó, tình trạng tồn đọng vật nuôi do virus Corona bùng phát tại các lò mổ cũng đã giảm bớt.

Tuy nhiên, giá lợn vẫn ở dưới mức bù đắp chi phí cho người chăn nuôi, theo ISN. Dữ liệu của chính phủ cho thấy, doanh số bán thịt lợn của quốc gia bên ngoài khối đang chạy với tốc độ thấp hơn một nửa so với năm ngoái.

Justin Sherrard, chiến lược gia về protein động vật tại Rabobank, cho biết các thương nhân có thể tìm kiếm chiết khấu đối với nguồn cung của Đức. Udo Hemmerling, Phó Tổng thư ký tại DBV, cho biết một số quốc gia đã hạn chế mua hàng có thể làm trì hoãn việc quay trở lại của họ.

Đợt bùng phát dịch tả lợn Châu Phi trên lợn rừng của Đức dường như không sớm kết thúc, với tình trạng lây nhiễm vẫn còn nhiều từ nước láng giềng Ba Lan.

Các nhà sản xuất thịt lợn lớn khác ở châu Âu bao gồm Đan Mạch và Tây Ban Nha hiện chưa bị dịch bệnh. 

Bà Ursula Nonnemacher nói: “Điều quan trọng là chúng ta phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân xâm nhập vào quần thể lợn để biết được virus đã lây nhiễm qua con đường nào”.

Virus dịch tả lợn Châu Phi đã khiến các nhà sản xuất thịt lợn trên toàn thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm gần đây. Trung Quốc đang xây dựng lại đàn lợn của mình sau khi mất hàng triệu con trong các đợt bùng phát, gây ra tình trạng khan hiếm thịt và làm tăng giá toàn cầu. Các quốc gia khác ở châu Á và Đông Âu vẫn đang tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh này.

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.