Độc quyền khiến tình trạng khan hiếm thịt gà tại Úc ngày càng trầm trọng?

Nông dân Úc cho rằng sự thống trị của một vài công ty lớn trong ngành đã góp phần gây ra tình trạng khan hiếm thịt gà ở các siêu thị trên khắp cả nước.

thit-ga-uc-220346_431.jpeg

Sự thống trị của hai nhà máy chế biến thịt gà ở Úc khiến chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn, theo Hội Nông dân New South Wales. Ảnh minh họa: Getty.

Nhưng tuyên bố đó bị các nhà chế biến thịt gà bác bỏ, vì cho rằng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay là “chưa từng có” và không liên quan đến số lượng nhà chế biến hoặc cấu trúc của ngành.

Những người nuôi gà được ký hợp đồng cung cấp đất, chuồng trại, thiết bị, tiện ích và lao động cần thiết để nuôi gà cho các công ty chế biến lớn như Ingham's và Baiada, những công ty sở hữu gia cầm.

James Jackson, Chủ tịch của NSW Farmers (Nông dân New South Wales), cho biết việc sản xuất thịt gà ở Úc bị chi phối bởi một số ít các doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc, nơi quyền sở hữu chuỗi cung ứng được kiểm soát bởi một nhà điều hành duy nhất, từ trại giống đến nhà máy chế biến và phân phối.

Jackson cho biết vào năm 2020 Ingham's Enterprises và Baiada Pougia cung cấp 70% thịt gà của Úc, trong khi một thập kỉ trước, 90% thịt gà của Úc do 6 công ty cung cấp.

Ông nói trong khi tình trạng thiếu thịt gà ở siêu thị là do tác động của Covid-19 đối với lực lượng lao động, thì việc tập trung quyền sở hữu trong ngành này cũng góp phần làm giảm các lựa chọn về nguồn cung.

NSW Farmers đã mô tả ngành chăn nuôi gà thịt là một “môi trường độc quyền”, bị thống trị bởi một những người bán có quyền ảnh hưởng đến giá cả.

John Courtney, một cựu nông dân chăn nuôi gà, cho biết các điều kiện của thị trường thịt gà khiến nó đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

“Với rất ít nhà cung cấp, tất cả đều tập trung vào tay hai ông lớn, vì vậy khi có vấn đề, tình hình trở nên khó khăn hơn”, ông nói. “Trong khi trước đây, việc sản xuất được dàn trải bởi 6 nhà khai thác nhỏ hơn, sẽ làm ít xảy ra vấn đề hơn trong việc duy trì nguồn cung”.

Courtney và Jeremy Cruickshank là hai trong số 13 nông dân ở các con sông phía bắc New South Wales đã ký hợp đồng với Sunnybrand Chicken, một công ty chế biến thuộc sở hữu của gia đình có nhà máy ở Vịnh Byron.

Công ty Ingham's mua lại, rồi đóng cửa nhà máy chế biến ở Vịnh Byron và bắt những người nông dân gửi gà của họ đến Brisbane.

Courtney và Cruikshank đều được thông báo chi phí chăn nuôi của họ quá đắt và hợp đồng của họ không được gia hạn. Cả hai cho rằng cơ sở hạ tầng đắt tiền đã ký hợp đồng, buộc họ phải đầu tư vào, trở nên không có giá trị nếu không có hợp đồng nuôi gà.

Cruikshank cho biết nhiều khu vực chế biến hơn sẽ làm giảm nguy cơ Covid-19 ảnh hưởng đến lực lượng lao động và tin rằng sự thiếu đa dạng của ngành có thể gây ra tình trạng thiếu hụt thêm trong tương lai nếu xảy ra dịch bệnh gia cầm.

Ingham's đã được liên hệ để đưa ra bình luận và chuyển cuộc điều tra tới Liên đoàn Thịt gà Úc (Australian Chicken Meat Federation - ACMF).

Người phát ngôn của ACMF, cho biết: “Ngành chăn nuôi gà đang cực kỳ mạnh mẽ và ổn định mặc dù những gì chúng tôi đang trải qua là chưa từng có, và đã ảnh hưởng đến gần như mọi ngành công nghiệp trong nước. Các vấn đề cung ứng hiện tại mà ngành công nghiệp phải đối mặt không liên quan gì đến quy mô và/hoặc số lượng nhà máy chế biến, cũng như cấu trúc của ngành".

Người phát ngôn cho biết tình trạng thiếu nhân viên không chỉ ở các nhà máy chế biến mà còn xảy ra trên toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả vận tải.

Báo cáo điều tra hàng hóa nông nghiệp dễ hư hỏng do Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Úc (ACCC) công bố năm 2020 thừa nhận sự mất cân bằng quyền lực trong ngành thịt gà.

Michael Moore, Giám đốc điều hành của Hội đồng những người nuôi gà Úc (Australian Chicken Growers Council), cho biết từ đầu thế kỷ này, các nhà chế biến nhỏ hơn đã bị các nhà chế biến lớn hơn sát nhập, dẫn đến mức độ cạnh tranh ở cấp độ chế biến ngày càng giảm và kết quả là tình trạng độc quyền.

“Các nhà chế biến có nhiều khả năng đưa ra mức giá có thể đẩy người trồng đến bờ vực không có lợi nhuận. Nếu họ là người duy nhất đưa ra hợp đồng, nghĩa là hoặc chấp nhận hoặc rời bỏ thị trường, nên đó là cái giá phải trả", Moore nói.

Moore cho biết các nhà chế biến đã từng chuẩn bị đưa ra hợp đồng kéo dài đến 10 năm, điều này sẽ trang trải chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nông trại mới, nhưng các điều khoản hợp đồng đã giảm dần trong những năm qua với nhiều người chăn nuôi theo hợp đồng hàng năm.

Cruikshank cho biết Ingham's đã thông báo trước 12 tháng là họ sẽ không gia hạn hợp đồng và khiến ông phải rời khỏi thị trường.

Hợp đồng đã yêu cầu đầu tư hàng triệu USD vào hệ thống cho ăn, ánh sáng, thông gió và nước hiện đại.

“Bởi vì những chuồng trại này được thiết kế đặc biệt để nuôi gà, nên không có lựa chọn thực sự nào để cải tiến với chuồng trại", Cruikshank nói.

Peta Easey, quản lý thịt gia cầm tại NSW Farmers, cho biết những người nuôi gà buộc phải cạnh tranh trong một hệ thống chung và giá mua cuối cùng có thể thay đổi đáng kể theo từng đợt.

Một thập kỷ trước, ở NSW có 9 nhà máy chế biến thịt gà quan trọng thuộc sở hữu của 6 công ty khác nhau, nhưng hiện nay chỉ có 4 nhà máy chế biến ở bang chỉ thuộc 2 công ty sở hữu, theo Easey.

Tình trạng thiếu nhân viên diễn ra tồi tệ nhất ở các nhà máy chế biến, dẫn đến nhiều gà nguyên con được vận chuyển đến các siêu thị và các nhà bán lẻ khác.

Moore nói rằng các nhà máy chế biến thịt rất dễ bị lây lan virus do mọi người cần làm việc gần nhau.

 

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.