Đường phên Bó Tờ - đặc sản nơi biên giới Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ là đặc sản của huyện biên giới Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, được làm thủ công từ mật mía, mang vị ngọt đậm, bán đắt hàng vào dịp Tết cổ truyền.

img_5794-2448-x-1480-104336_460.jpg

Người dân thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa thu hoạch mía. Ảnh: Công Hải.

Từ bao đời nay, cây mía là cây trồng gắn bó với người dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Cây mía là cây chịu hạn tốt, dễ chăm sóc, ít mất mùa so với các loại cây trồng khác. Người dân trồng mía ngoài để bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng còn để ép lấy nước làm đường phên.

Chúng tôi xuống thăm xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa để tìm hiểu về nghề làm đường phên. Đến đầu xóm Bó Tờ, chúng tôi đã thấy khói nghi ngút từ khắp các lò nấu đường phên, mùi thơm ngào ngạt của mật mía tỏa ra khắp cả vùng.

3126-104843_419.jpg

Làng nghề làm đường phên Bó Tờ có lịch sử hàng trăm năm. Ảnh: Công Hải.

Ông Phùng Văn Nguyên, người có kinh nghiệm hơn 20 năm làm đường phên đang cùng 3 người trong gia đình đang tất bật các công đoạn làm đường. Ông Nguyên bộc bạch: Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu tháng 10 âm lịch là các hộ dân trong xóm lại tập trung vào vụ ép mía làm đường phên.

Gia đình tôi từ thời các cụ đã nấu đường phên. Nghề làm đường phên là nghề thủ công nhưng không quá khó, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, chỉ cần chịu khó và có đủ nhân lực thì nhà nào cũng làm được.

8172-104756_253.jpg

Đường phên được cô đặc trên hai chiếc chảo gang to. Ảnh: Trọng Hải.

Sau khi thu hoạch, mía được róc sạch, bỏ phần ngọn rồi cho vào máy ép 2 lần để lấy hết nước mía. Trước đây, mía phải ép bằng chiếc lu gỗ, dùng sức trâu, bò để kéo tốn rất nhiều thời gian. Hiện nay, hộ nào cũng đầu tư máy ép bằng điện nên nhàn hơn, giảm công lao động.

Sau khi ép xong, đổ nước mía vào những chiếc chảo gang to để trên bếp lò. Lò nấu đường phên cao khoảng nửa mét, mỗi lò có 4 bếp thông với nhau. Có 2 chảo dùng để đun sôi nước mía, vừa đun vừa nhẹ nhàng vớt sạch bọt trên bề mặt để nước đường không còn cặn bẩn. Tận dụng bã mía phơi khô làm nguyên liệu đốt lò. Phải điều chỉnh lửa liên tục khi đun. Sau khi nước mía được sôi, múc nước mía sang 2 chiếc chảo bên cạnh để cô đường.

5315-104722_323.jpg

Đổ đường vào khuôn gỗ. Ảnh: Trọng Hải.

Đun tiếp khoảng 4 tiếng đến khi đường cạn hết nước đặc quánh lại là được. Bắc chảo xuống và đợi khoảng 30 - 40 phút cho đường nguội rồi đổ vào khuôn và đảo thật đều tay cho đường tan đều. Tiếp tục để từ 2 - 3 tiếng cho đường khô lại và cắt thành từng miếng, sau đó bọc vào túi nilon hoặc đóng hộp với trọng lượng khoảng 500 gam - 1 kg. Mỗi mẻ đường cho khoảng 60 - 70 kg đường phên, mỗi ngày làm được trung bình từ 2 - 3 mẻ đường phên, giá bán khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg.

img_5761-2448-x-1676-104624_792.jpg

Đảo đều tay cho đường tan đều. Ảnh: Công Hải.

Xóm Bó Tờ có lịch sử làm nghề sản xuất đường phên từ những năm 1950. Hiện nay, xóm có hơn 140 hộ, hơn 80 hộ duy trì nghề làm đường phên. Các hộ làm trung bình từ 1 - 5 tấn, nhiều hộ làm với số lượng lớn, mỗi năm sản xuất hơn 10 tấn đường.

Nhờ nghề trồng mía và làm đường phên, cả xóm đa số đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập trung bình từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/năm. Mỗi năm, toàn huyện ép hơn 6.000 tấn mía, cho hơn 600 tấn đường phên. Đến mùa làm đường phên, xe của các lái buôn đến tận xóm để thu mua đường phên.

6033-104534_499.jpg

Đường phên được cắt thành từng miếng. Ảnh: Trọng Hải.

Với kiến thức, kinh nghiệm có được từ nhiều năm nay, người trồng mía, làm đường phên ở Bó Tờ đã chủ động chăm sóc cây mía, thay đổi giống mía địa phương hay bị bệnh, năng suất thấp sang trồng giống mía ROC10 có khả năng chịu được sâu bệnh, năng suất cao. Hiện nay, 100% hộ dân làm đường phên đều sử dụng giống mía mới và áp dụng phương pháp canh tác, chăm sóc an toàn.

Ông Lưu Quang Long, Trưởng xóm Bó Tờ, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ cho biết: Đường phên có ngon hay không ngoài kỹ thuật nấu đường còn do chất lượng mía. Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân ở Bó Tờ vẫn gìn giữ và phát triển nghề làm đường phên đến ngày hôm nay, khẳng định vị trí sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt, các khâu chế biến người dân tuân thủ quy định về sản xuất an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản.

0125-104503_801.jpg

Đường phên Bó Tờ được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP năm 2020. Ảnh: Hà Cương.

Năm 2020, sản phẩm đường phên Bó Tờ của Hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đường phên Bó Tờ, huyện Quảng Hòa có vị ngọt đậm, thơm ngon, dùng để làm bánh khảo, bánh gai, nhân bánh chưng, bánh bao, chè lam, khẩu sli… Là đặc sản bán rất chạy vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.

 

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.