FAO: Chỉ số giá lương thực tháng 2 tăng kỷ lục

Chỉ số giá lương thực của FAO tháng 2 vừa công bố hôm nay đã kết hợp một phần các tác động thị trường bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine.

screenshot_1646447115-092740_189.jpeg

Người tiêu dùng Mexico đi ngang qua một quầy bán trái cây tại một khu chợ đường phố hôm 5/3. Ảnh: Reuters

Theo thước đo chuẩn về giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho thấy chỉ số này đã tăng trong tháng 2, đạt mức cao nhất mọi thời đại, dẫn đầu là dầu thực vật và các sản phẩm từ sữa. Chỉ số này chuyên theo dõi những thay đổi hàng tháng về giá thực phẩm được giao dịch trên thị trường hàng hóa quốc tế. 

Cụ thể chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 140,7 điểm trong tháng 2, tăng 3,9% so với tháng 1, cao hơn 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 3,1 điểm ghi nhận vào tháng 2 năm 2011.

Trong đó chỉ số giá dầu thực vật dẫn đầu mức tăng, với 8,5% so với tháng trước để đạt mức cao kỷ lục mới, nguyên nhân chính là báo giá dầu cọ, đậu nành và hướng dương tăng do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu ổn định, kết hợp với một số yếu tố từ phía nguồn cung, bao gồm giảm khả năng xuất khẩu dầu cọ từ Indonesia, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, giảm triển vọng sản xuất đậu tương ở Nam Mỹ, và lo ngại về xuất khẩu dầu hướng dương giảm do sự gián đoạn ở khu vực Biển Đen.

Chỉ số giá sữa của FAO trong tháng 2 cũng cao hơn trung bình 6,4% so với tháng 1, được củng cố bởi nguồn cung sữa thấp hơn dự kiến ​​ở Tây Âu và châu Đại Dương, cũng như nhu cầu nhập khẩu ổn định, đặc biệt là khu vực Bắc Á và Trung Đông.

Chỉ số giá ngũ cốc ghi nhận mức tăng 3,0% so với tháng trước, dẫn đầu là giá ngũ cốc thô tăng, với giá ngô giao dịch quốc tế tăng 5,1%, do sự kết hợp của những lo ngại về điều kiện sản xuất ở Nam Mỹ, kết hợp với sự không chắc chắn về hoạt động xuất khẩu ngô từ Ukraine, và giá xuất khẩu lúa mì tăng. Theo các chuyên gia, giá lúa mì thế giới tăng 2,1%, phần lớn phản ánh sự không chắc chắn về dòng cung toàn cầu từ các cảng Biển Đen.

Giá gạo quốc tế tăng 1,1% do nhu cầu gạo thơm tăng mạnh từ những nhà nhập khẩu ở khu vực Đông Á và sự tăng giá của đồng tiền của một số nhà xuất khẩu so với đồng đô la Mỹ.

ukraine_port-1068x660-093042_253.jpg

Tình hình chiến sự ở Ukraine làm gián đoạn các hoạt động xuất khẩu nông sản và nguyên liệu sản xuất hàng hóa được dự báo sẽ làm cho thị trường lương thực thế giới tiếp tục căng thẳng trong thời gian tới. Ảnh: Metajaunnews

Chỉ số giá thịt của FAO cũng tăng 1,1% so với tháng 1, với báo giá thịt bò quốc tế đạt mức cao kỷ lục mới trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh cùng với nguồn cung gia súc thịt ở Brazil bị thắt chặt và nhu cầu tái đàn cao ở Australia. Trong khi giá thịt lợn tăng, giá trứng và thịt gia cầm lại giảm chút ít, một phần do nguồn cung xuất khẩu cao ở châu Đại Dương và do Trung Quốc giảm nhập khẩu sau dịp Lễ hội mùa xuân kết thúc.

Chỉ số giá đường cũng giảm 1,9% trong bối cảnh triển vọng sản xuất thuận lợi ở các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ và Thái Lan, cũng như điều kiện tăng trưởng được cải thiện ở Brazil.

Nhà kinh tế Upali Galketi Aratchilage của FAO cho biết: “Những lo ngại về điều kiện sản xuất nông nghiệp và khả năng xuất khẩu chỉ giải thích một phần của việc tăng giá lương thực toàn cầu hiện nay. Tất cả những yếu tố này có xu hướng làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất thực phẩm, và không khuyến khích họ đầu tư và mở rộng sản xuất”.

Sản lượng lúa mì và ngô thế giới dự báo sẽ tăng
FAO cũng công bố Bảng tóm tắt cung cầu ngũ cốc mới nhất của mình, với dự báo sơ bộ về sản lượng ngũ cốc toàn thế giới vào năm 2022. Theo đó sản lượng lúa mì toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng lên 790 triệu tấn, với sản lượng cao được dự đoán ở Bắc Mỹ và châu Á, bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ có thể xảy ra ở Liên minh châu Âu và những bất lợi tác động của điều kiện hạn hán đối với cây trồng ở một số nước Bắc Phi.

“Việc sử dụng ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2021/2022 hiện đạt 2.802 triệu tấn, tăng 1,5% trung bình hàng năm. Ngoài ra dự trữ ngũ cốc toàn cầu kết thúc năm 2022 được dự báo sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái lên 836 triệu tấn. Theo những ước tính đó, tỷ lệ dự trữ ngũ cốc trên toàn thế giới sẽ ở mức 29,1%, ‘đánh dấu mức thấp nhất trong 8 năm, nhưng vẫn cho thấy mức cung tổng thể thoải mái’", theo FAO.

FAO cũng nâng dự báo thương mại ngũ cốc thế giới lên 484 triệu tấn, tăng 0,9% so với niên vụ 2020/2021. Tuy nhiên dự báo này không giả định các tác động tiềm tàng từ cuộc xung đột ở Ukraine. FAO cho biết vẫn đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và sẽ có đánh giá những tác động trong thời gian thích hợp.

Báo cáo Triển vọng cây trồng và Tình hình Thực phẩm vừa coogn bố hôm nay cho biết, sản lượng ngũ cốc ở 47 quốc gia đang thiếu hụt lương thực có thu nhập thấp trên thế giới dự kiến ​​sẽ giảm 5,2% trong mùa tiếp thị 2021/2022 so với 2020/2021, do xung đột và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Điều đó dẫn đến khả năng các nước này sẽ phải tăng nhập khẩu 8% (66,6 triệu tấn) để đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

 

 

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.