Giá lúa mì Canada sẽ tăng cao trong năm 2022?

Nguồn cung nội địa thắt chặt cùng với lo ngại về lượng lúa mì từ Nga và Úc có thể thúc đẩy giá lúa mì Canada vào năm 2022, các nguồn tin thị trường cho biết.

thu-hoach-lua-mi-canada-210556_286.jpg

Giá lúa mì của Canada đang theo xu hướng giá ngũ cốc lương thực toàn cầu. Ảnh minh họa: Adobestock.

Nguồn cung lúa mì của Canada có vẻ sẽ không khả quan trong năm tới sau khi việc gieo hạt bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng ở Đồng bằng phía Bắc Hoa Kỳ và các thảo nguyên của Canada, và bởi trận cháy rừng mùa hè thiêu rụi hơn một triệu mẫu Anh ở British Columbia vào năm 2021.

Sản xuất giảm mạnh
Thống kê của Canada cho biết, tổng sản lượng lúa mì nước này sẽ giảm 38,5% so với năm tiếp thị 2020-21 (tháng 8/2021 – 7/2022) xuống 21,7 triệu tấn trong năm 2021-22. Lý do vì hạn hán và nhiệt độ cao có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng.

Trong năm tiếp thị 2021-22, sản lượng lúa mì Canada dự kiến ​​sẽ giảm 33,3% so với cùng kỳ xuống 34,8 giạ/mẫu Anh, trong khi diện tích thu hoạch có thể sẽ giảm 7,7% so với năm tiếp thị 2020-21, ở mức 22,8 triệu mẫu Anh.

Các nguồn tin cho biết đây là nguyên nhân sẽ làm suy yếu tốc độ xuất hàng từ một trong những quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.

Jon Driedger, nhà phân tích lúa mì tại LeftField Commodity Research có trụ sở tại Manitoba, cho biết xuất khẩu lúa mì của Canada dự kiến ​​sẽ bị hạn chế trong năm tiếp thị 2021-22, đơn giản vì không có đủ nguồn cung.

Xuất khẩu lúa mì của Canada trong niên vụ 2021-22 ước đạt 16,1 triệu tấn, giảm mạnh 40% so với năm trước, theo Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm Canada.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chốt xuất khẩu lúa mì của Canada ở mức 15 triệu tấn cho niên vụ 2021-22, trong đó Úc đã lật đổ vị trí của Canada để trở thành quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ tư thế giới.

Những lo ngại về hậu cần ảnh hưởng đến các lô hàng
Xuất khẩu lúa mì của Canada cũng bị ảnh hưởng trong vài tuần qua do Vancouver, cảng lớn nhất của nước này, đang phải vật lộn để xử lý dòng hàng hóa vào và ra.

Tỉnh bang British Columbia đã bị tàn phá nghiêm trọng do lũ lụt, khiến chính quyền phải cắt một số tuyến đường bộ và đường sắt chính kết nối với khu vực. Một số tuyến giao thông chính dù mở cửa trở lại nhưng một số tuyến khác vẫn đang khắc phục hậu quả sau những trận lở đất khiến toàn bộ mạng lưới giao thông bị phá hủy, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương.

Cảng Vancouver đã vận chuyển một lượng hàng hóa kỷ lục trong hơn một năm qua do nhu cầu tiêu dùng bùng nổ.

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 5 tháng cảng này bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong suốt mùa hè, cháy rừng và đợt nắng nóng kỷ lục khiến hàng chục con tàu bị ùn tắc, không dỡ được hàng, và sau đó là chịu lũ lụt ảnh hưởng.

Tuy nhiên, một số thương nhân hy vọng rằng việc ùn ứ có thể được quản lý nếu các dịch vụ đường sắt không bị gián đoạn.

"Miễn là các tuyến đường sắt không bị gián đoạn thêm, tôi nghĩ rằng những sự chậm trễ này sẽ có tác động tối thiểu đến xuất khẩu theo giá giao tại cảng FOB. Dù sao thì việc bán lúa mì cũng khó khăn và các kho dự trữ tại cảng hiện có thể đáp ứng mọi yêu cầu về tàu gần đó", một nguồn tin cho biết.

Cơ hội cho Canada?
Với việc Nga tăng thuế xuất khẩu đối với lúa mì và có kế hoạch áp dụng hạn ngạch nhập khẩu từ tháng 2 đến tháng 6, nhu cầu đối với lúa mì của Canada có thể sẽ được thúc đẩy, các nhà phân tích và các nguồn tin cho biết.

Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.

Nước Nga, vốn chủ yếu cung cấp lúa mì cho Trung Đông và châu Phi, đã đưa ra mức thuế dựa trên công thức đối với tất cả các loại ngũ cốc xuất khẩu từ tháng 6 như một phần trong các biện pháp nhằm kiểm tra lạm phát trong nước.

Thuế xuất khẩu của Nga dựa trên một công thức phức tạp, dẫn đến việc thay đổi thuế hàng tuần. Nga gần đây đã thông báo rằng họ có thể thay đổi công thức ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi nước này.

Eduard Zernin, người đứng đầu liên minh các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga, cho biết ông dự kiến ​​Nga sẽ đặt hạn ngạch vào ngày 15/2.

Các nguồn tin thương mại cho biết Canada dự kiến ​​sẽ được hưởng lợi từ việc giảm xuất khẩu của Nga vì điều này sẽ làm tăng giá lúa mì toàn cầu.

Tương tự, những lo ngại về việc thắt chặt nguồn cung lúa mì chất lượng cao từ Úc được cho là sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với lúa mì của Canada. Bởi lẽ, Canada và Úc là những nhà cung cấp lúa mì xay xát chính.

Miền Đông nước Úc đã trải qua những điều kiện thời tiết bất lợi trong vài tuần qua, dẫn đến sản lượng lúa mì Trắng Cao cấp của Úc sụt giảm. Hầu hết các khu vực của Úc, đặc biệt là New South Wales, đã nhận được những trận mưa rào lớn do sự xuất hiện của hiện tượng La Niña.

Kết quả sơ bộ từ vụ thu hoạch lúa mì của Úc cho thấy thị phần lúa mì có hàm lượng protein cao hơn dự kiến ​​sẽ giảm từ 65% -70% thông thường xuống còn khoảng 35-45% trong năm nay, dẫn đến nguồn cung lúa mì chất lượng cao bị thắt chặt.

Giá toàn cầu tăng vọt
Giá lúa mì của Canada đang theo xu hướng giá ngũ cốc lương thực toàn cầu. Giá ngũ cốc toàn cầu tăng lên mức cao gần một thập kỷ cách đây vài tuần, trước khi giảm nhẹ.

"Triển vọng của chúng tôi về giá lúa mì vụ xuân của Canada mang tính tích cực. Giá lúa mì toàn cầu sẽ là một yếu tố quan trọng và chúng đang điều chỉnh giảm. Điều này sẽ đóng vai trò thúc đẩy giá lúa mì Canada trong ngắn hạn", Jon Driedger nói.

Cùng với nguồn cung nội địa thắt chặt, nhu cầu mạnh mẽ trong nước đối với lúa mì làm thức ăn chăn nuôi cuối cùng có thể cho phép chúng phục hồi sau đó vào mùa đông và mùa xuân, theo Driedger.

Với nguồn cung lúa mì xay xát từ Úc giảm và các biện pháp can thiệp của chính phủ hạn chế thặng dư có thể xuất khẩu từ Nga, giá vụ mùa của Canada dự kiến ​​sẽ tăng.

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.