Gốm Bồ Bát: Tự hào sản phẩm nghìn năm

Làng gốm cổ Bồ Bát xưa cách đây hơn 1.000 năm, là làng Bạch Bát, Bồ xuyên Chấn Thanh Hoa thuộc Ái Châu Sơn, nay là làng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Độc đáo chất gốm Bồ Bát

Theo sử sách, cư dân Bồ Bát đã có nghề làm gốm từ rất lâu đời. Các nhà khảo cổ học cho rằng, vùng Bạch Liên là gốc của men trắng ở Việt Nam. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm; các đồ gốm thô, gốm men trắng xuất hiện khá dày đặc ngay dưới lớp đất màu của các khu đồi trồng sắn ở vùng quê này. Trải qua nhiều thăng trầm, đã từng có thời gian mai một, những năm gần đây, nghề gốm Bồ Bát đã dần được “hồi sinh”, tạo tiếng vang trên thị trường.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Vang – Giám đốc Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển Gốm Bồ Bát, để làm nên được một sản phẩm gốm Bồ Bát, đầu tiên là phải có ý tưởng tạo mẫu sản phẩm, sau đó mẫu sản phẩm sẽ được tạo bằng khuôn mẫu hoặc các nghệ nhân sẽ trực tiếp dùng tay tạo nên sản phẩm. Khi có mẫu sản phẩm một số sản phẩm sẽ được đưa vào lò nung để nung sấy khô sản phẩm, sau đó sẽ được các nghệ nhân tạo bố cục hoa văn trên sản phẩm và được đưa vào lò nung để nung tiếp cho đến khi đạt tiêu chuẩn, còn một số sản phẩm sẽ vẽ hoàn chỉnh hoa văn mới đưa vào lò nung. Tùy thuộc vào mẫu sản phẩm, cán bộ kỹ thuật vận hành lò nung sẽ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Sau đó, những nghệ nhân sẽ vẽ hoa văn, hình ảnh cách điệu trên sản phẩm.

1341_bo-bat.jpg


Gốm Bồ Bát

Với sản phẩm gốm Bồ Bát, khâu xử lý đất là công đoạn rất quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng, độ tinh xảo, độ bền của sản phẩm. Với phương pháp xử lý đất thủ công trước đây, đất còn nhiều tạp chất, dẫn đến độ rủi ro lớn, doanh nghiệp đã nhiều lần phải bỏ đi những sản phẩm không đạt yêu cầu. Nhưng hiện nay với công nghệ phân loại đất và xử lý các tạp chất chuẩn xác, cùng máy đánh hồ, máy li tâm đã tạo ra nguyên liệu sạch, giúp sản phẩm có độ trong nhất định, đồng đều, độ bền cao, sản phẩm thành phẩm đạt chất lượng cao, giảm chi phí gấp nhiều lần so với phương pháp thủ công.

Điều tạo nên sự riêng của gốm Bồ Bát là phần nguyên liệu, với nguồn đất sét trắng quý hiếm gọi là đất sét Bồ Di, chỉ riêng ở vùng này mới có, loại đất này có đặc điểm tạo nên dòng men trắng số 1 hiện nay và chỉ cần nung 50-70% thời gian so với các loại đất khác nhưng vẫn bảo đảm chất lượng về độ mịn, cứng. Sau khi nung sản phẩm ít bị nứt, vỡ hơn so với các loại đất sét khác, tạo nên một loại gốm không có nồng độ chì, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng, cũng như giữ được nét đặc trưng, độ bền bóng của men.

Bên cạnh đó để tạo nên sự độc đáo riêng cho dòng gốm Bồ Bát, hiện nghệ nhân Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển Gốm Bồ Bát đã khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương, tập trung vào sản xuất các mảng tranh gốm ghép, dựa trên nền một số dòng tranh nổi tiếng, như Ðông Hồ, với những nét văn hóa vùng, miền tiêu biểu trong cả nước. Trong đó, có khá nhiều hình ảnh các khu, điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình như: Nhà thờ đá Phát Diệm, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Ðộng.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng sản phẩm gốm, Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển Gốm Bồ Bát đã đầu tư máy móc công nghệ hiện đại vào một số công đoạn sản xuất sản phẩm gốm sứ như: Máy đánh hồ, máy khuấy, máy nghiền li tâm, lò nung đốt bằng gas… Từ khi đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm đáng kể sức lao động, công nhân làm việc đỡ vất vả hơn mà hiệu quả cao hơn. Cùng với việc giảm sức lao động cho công nhân, việc áp dụng máy móc hiện đại đã mang lại hiệu quả rõ rệt, năng suất cao hơn, sản phẩm làm ra đẹp hơn, đồng đều hơn, tỷ lệ sản phẩm bị hỏng thấp.

Vang danh thị trường

Góp phần phát huy nghề gốm, những năm gần đây, Sở Công Thương Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, chương trình khuyến công quốc gia và địa phương của Ninh Bình hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cơ sở nông thôn trên địa bàn trong các công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng sức cạnh tranh và tạo thương hiệu sản phẩm địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cùng với những sự hỗ trợ này, dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân làng gốm, gốm Bồ Bát dần được phục dựng và tạo nên được chỗ đứng trên thị trường. Năm 2010, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng này đã được tỉnh Ninh Bình chọn đi dự hội chợ triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội” chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; nhiều sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Ninh Bình năm 2012. Đặc biệt năm 2015, sản phẩm gốm Bồ Bát được Bộ Công Thương vinh danh trong Lễ công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Bản thân nghệ nhân Phạm Văn Vang cũng được vinh danh Nghệ nhân Ưu tú.

Để phát triển, khẳng định thương hiệu Gốm Bồ Bát, Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển Gốm Bồ Bát đã thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, giúp công ty dễ dàng tiêu thụ tới khách hàng hơn.

Đến nay, mỗi ngày xưởng gốm Bồ Bát, Ninh Bình sản xuất hơn 5000 sản phẩm đủ chủng loại với màu men trắng như ngà, mỏng, nhẹ, độ cứng cao do được nung ở nhiệt độ 3000 độ C. Khác với đồ gốm Trung Quốc, gốm Bồ Bát được làm từ một loại đất sét riêng của vùng quê Ninh Bình, nung ở nhiệt độ cao nên gốm Bồ Bát được sản xuất ra với đặc trưng không có nồng độ chì, đảm bảo an toàn sức khỏe, đồng thời giữ được nét đặc trưng và độ bền bóng của men, hạn chế tối đa sứt mẻ, phù hợp để làm đồ gia dụng trong mỗi gia đình, trong các nhà hàng và khách sạn.

Ngày nay gốm Bồ Bát không những đã nổi danh khắp cả nước mà còn vươn ra các thị trường như Mỹ hay Nhật Bản thậm chí là cả các doanh nghiệp lớn của Pháp cũng đã đề nghị về việc sản xuất độc quyền sản phẩm. Đây là động lực để những người nghệ nhân làm gốm khôi phục lại nghề làm gốm nhằm giữ gìn và phát triển làng nghề.

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.