Hà Nội: Nuôi trồng thủy sản vào vụ mới

Các hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội đang chuẩn bị vào vụ mới năm 2022. Tuy nhiên, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, đầu ra bấp bênh khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng.

Vừa làm, vừa lo

Năm 2021, diện tích đưa vào NTTS của Hà Nội là 24.000ha; sản lượng đạt 117,7 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng giống đạt 1.250 triệu cá bột; sản lượng khai thác đạt 1.704 tấn. Nhiều hộ phát triển NTTS theo hướng thâm canh, bán thâm canh mở rộng quy mô và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, năm 2021 được đánh giá là năm khó khăn của ngành NTTS, do đầu ra sản phẩm bấp bênh, trong khi giá vật tư thú y, giá cám liên tục tăng.

c4c22fd8bdd7718928c6.jpg

Thu hoạch thủy sản tại xã Đại Thăng, huyện Phú Xuyên

Ông Lê Văn Tín - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) NTTS Ngọc Động (xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa) cho biết, năm 2021 đầu ra của các loại cá thương phẩm rất bấp bênh và thấp hơn 10.000 - 15.000 đồng/kg so với mọi năm. Vì vậy đa phần người nuôi trồng chịu lỗ hoặc chỉ cầm hòa. Bước sang năm 2022, tình hình ngành NTTS cũng không mấy khả quan. Bởi thông thường vào dịp đầu năm cá sẽ được giá, nhưng hiện nay cá bán rất chậm và giá thấp hơn nhiều so với cùng kỳ mọi năm.

Cụ thể, giá cá trắm xuất tại ao dao động quanh mốc 38.000 - 45.000 đồng/kg; cá chép 35.000 – 40.000 đồng/kg; rô phi, trôi dao động 25.000 – 30.000 đồng/kg… (giảm 15.000 đồng/kg so với mọi năm). Trong khi đó, giá cám vẫn chưa dứt đà tăng. Trung bình mỗi bao cám 30kg đã tăng gần 100.000 đồng so với cuối năm 2020.

“Với hơn 1ha NTTS, trung bình mỗi năm gia đình tôi sử dụng hết khoảng 500 triệu tiền cám. Nhưng năm vừa rồi tăng lên thành hơn 600 triệu. Chi phí đầu vào tăng, đầu ra giảm nên cả năm gia đình không có lãi” – ông Tín cho hay.

Trong khi đó, HTX Thủy sản Tân Tiến (xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) cũng phát triển mạnh nghề NTTS. Hiện HTX đang nuôi trồng hơn 200ha cá. Giám đốc HTX Thủy sản Tân Tiến Đỗ Văn Sim cho biết, với tình hình thị trường và chi phí nuôi trồng tăng cao như hiện nay, việc đầu tư lứa mới là rất mạo hiểm. Tuy nhiên, hầu hết thành viên của HXT đều xác định đã làm nghề thì phải theo nghề. Vì vậy, thời điểm này các hộ đang tập trung cải tạo ao, hồ để kịp sản xuất khi vào vụ mới.

Ghi nhận tại một số vùng NTTS tập trung như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Ba Vì, Thường Tín…, các hộ NTTS đang tích cực huy động máy bơm, máy xúc, phương tiện… cải tạo, nạo vét, xử lý môi trường nước chuẩn bị điều kiện để bước vào vụ nuôi mới.

Linh hoạt thay đổi mô hình

Đứng trước những khó khăn, nhiều hộ NTTS trên địa bàn Hà Nội đã linh hoạt chuyển đổi mô hình canh tác, vừa để giảm chi phí, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường.

Là hộ có nhiều năm NTTS, bà Phạm Thị Hồng ở xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì) chia sẻ, gia đình đang canh tác hơn 2ha NTTS theo hướng tập trung. Hiện nay đã chia các ao để thả nuôi gối vụ cung cấp ra thị trường đều các tháng trong năm. Ngoài ra, năm 2022 này, gia đình bà sẽ loại bỏ 2 đối tượng nuôi là cá rô phi đơn tính và cá chim để giảm lượng cám tiêu thụ hàng ngày.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay nhiều địa phương đã phát triển nuôi các giống thủy sản đặc sản như ốc nhồi, tôm càng xanh, cá lăng…

Anh Phạm Ngọc Thanh - hộ NTTS ở xã Phú Châu (huyện Ba Vì) cho biết, trước đây gia đình anh chỉ chuyên nuôi các loại cá truyền thống như rô phi, trắm, chép, trôi… Nhưng hiện nay thị trường các dòng cá này đang bão hòa nên tiêu thụ chậm. Trong khi đó, thị trường có xu hướng ưa chuộng các loại cá mới lạ, vì vậy gia đình anh đã quyết định chuyển đổi sang nuôi cá lăng thương phẩm.

Sau hơn 10 tháng nuôi, anh Thanh cho biết, loại cá này sức sống khỏe, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Ngoài ra, gia đình anh tiết kiệm được 1/3 tiền thức ăn cho cá nhờ tận dụng đánh bắt các loại cá tạp trên sông. Thời gian nuôi cá từ 18 – 24 tháng được xuất với giá ổn định 65.000 – 70.000 đồng/kg. Đặc biệt, thị trường của loại cá này đang rất rộng mở. Hiện một số nhà hàng đã liên hệ đặt hàng của gia đình khi cá đủ trọng lượng xuất bán. Hiện nay tại Ba Vì, không chỉ riêng anh Thanh, mà nhiều hộ dân khác cũng chuyển hướng nuôi thêm cá lăng.

Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT Hà Nội) Tạ Văn Sơn cho biết, để hoạt động NTTS năm 2022 đạt hiệu quả cao, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình cải tạo ao, đầm, diện tích nuôi, lượng giống thả đôn đốc các địa phương hướng dẫn nông dân, ngư dân thực hiện nghiêm quy trình nuôi, trước mắt làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi.

Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục tuyên truyền khuyến khích nông dân áp dụng khoa học công nghệ trong NTTS, như công nghệ sông trong ao, biofloc, nuôi thâm canh với các đối tượng chép, trắm cỏ, rô phi. Mặt khác, liên kết vùng giữa các tỉnh, TP trong việc tiêu thụ sản phẩm; rà soát, mở rộng nuôi thủy sản ở các diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển sang mô hình kết hợp “cá – lúa” hoặc “chuyên cá” với hình thức “ao nổi” tại các huyện nằm trong quy hoạch và các vùng úng trũng khác nếu có khả năng NTTS.

Tuy nhiên, để ngành NTTS của Hà Nội phát triển xứng tầm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội kiến nghị, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản và TP trong thời gian tới tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho xây dựng hạ tầng vùng NTTS tập trung tại huyện Ba Vì; hỗ trợ 1 cơ sở sản xuất giống chất lượng cao; kết nối giữa các đơn vị trong và ngoài nước hợp tác lĩnh vực khoa học, công nghệ và xúc tiến thương mại. Cùng với đó, kiến nghị UBND TP sớm xem xét ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thủy sản TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để làm căn cứ triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ.

 

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.