Hầu hết các loại phân bón đều tăng giá trở lại

Giá phân bón thế giới tiếp tục tăng trong tuần thứ 4 của tháng 1, trong khi một số loại đạt mức cao nhất mọi thời đại như phân khan ở mức 1.492 USD/tấn.

gia-pb.jpeg

Giá phân bón khan anhydrous ở mức 1.492 USD/tấn vào tuần thứ tư của tháng 1, phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 1.433 USD được thiết lập vào tuần trước. Biểu đồ: DTN
Nền tảng theo dõi thị trường phân bón thế giới DTN cho biết, bảy trong số tám loại phân bón chính trong tuần vừa qua đều tăng giá cao hơn chút ít so với thống kê trước đó.

Cá biệt, phân khan (anhydrous) đã dẫn đầu về nhịp độ tăng giá trong số tất cả các loại phân bón, với mức tăng đột biến 4%, và ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại là 1.492 USD/tấn, tăng so với 1.433 USD/tấn của tuần trước đó. 

Nhóm phân UAN28 cũng tăng 3% lên mức giá cao nhất mọi thời đại là 601 USD/tấn, phá vỡ mức kỷ lục trước đó là 585 USD/tấn; phân UAN32 cũng tiếp tục tăng giá kỷ lục trong tuần này, đạt 699 USD/tấn, tăng khoảng 2% và cũng là mức cao nhất mọi thời đại.

Sau khi chạm mức 800 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2012 vào tuần trước, phân 10-34-0 cũng đã tăng khoảng 2% lên 817 USD/tấn.

Phân DAP tuần qua có giá trung bình 877 USD/ tấn, còn phân MAP ở mức 936 USD/ tấn, trong khi phân kali tăng nhẹ lên 814 USD/ tấn.

Phân urê là loại phân bón duy nhất giảm giá, khoảng 1% xuống còn 910 USD/ tấn. Theo đó trên cơ sở giá mỗi pound nitơ, giá urê trung bình ở mức 0,99 USD/ lb.N, và phân khan là 0,91 USD/ lb.N, tiếp đến là UAN28 là 1,07 USD/ lb.N và UAN32 là 1,09 USD/ lb.N.

Giá bán lẻ phân bón so với một năm trước cho thấy tất cả các loại phân bón đều tăng đáng kể, trong đó một số loại phân bón có mức tăng trên 100%.

Cụ thể là phân MAP hiện có giá cao hơn 61%, phân 10-34-0 cao hơn 67%, DAP đắt hơn 76%, kali cao hơn 115%, urê đắt hơn 125%, UAN32 cao hơn 171%, UAN28 173% đắt hơn và phân khan cao hơn 205% so với năm ngoái.

Nền tảng theo dõi thị trường phân bón thế giới DTN tiến hành khảo sát hơn 300 nhà bán lẻ, và thu thập khoảng 1.700 hồ sơ dự thầu giá phân bón, để tạo ra Chỉ số phân bón DTN hàng tuần.

Theo giới chuyên gia phân tích, mặc dù bước sang năm 2022 thị trường phân bón thế giới đã bớt tăng nóng hơn so với năm ngoái, song phân bón hiện vẫn đang là mặt hàng có giá cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới.

Các nguồn tin tổng hợp cho thấy, nhu cầu phân bón trên toàn cầu vẫn đang mạnh mẽ ở các trung tâm nông nghiệp lớn, từ khắp châu Âu đến Bắc Mỹ, Nam Mỹ và đặc biệt là tại một số quốc gia ở khu vực châu Á… Nguyên nhân chính là do giá khí đốt và giá dầu mỏ tăng cao cũng góp phần đẩy giá tăng lên.

Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển tăng cao do ách tắc gây ra bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, và đặc biệt là tình trạng khủng hoảng thiếu container vận chuyển, càng đẩy chi phí phân bón gia tăng.

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.