Hoa Kỳ: Giá hàng hóa tăng đẩy giá phân bón lên cao

Giá cây trồng tăng và nền kinh tế đang trỗi dậy khỏi sự ảm đạm của đại dịch Covid-19 đang tạo ra nhu cầu lớn hơn về phân bón ở Hoa Kỳ.

0008-spring_planting_john_deere-085308_553.jpg

Giá đầu vào sản xuất của nông dân Mỹ đang tăng đáng kể (Ảnh minh họa).

Tại Mỹ, việc thắt chặt chuỗi cung ứng đã thúc đẩy giá đầu vào tăng đáng kể, các quan chức và nhà quan sát trong ngành cho biết.

Nguồn cung nitơ, phốt phát và kali cho cây trồng của nông dân Mỹ đang bị căng thẳng do đợt lạnh giá gần đây ở miền Nam, việc lưu thông bằng sà lan trên Mississippi tạm dừng do một cây cầu bị nứt, và đơn giản là tốc độ nhanh của mùa gieo trồng. Và nguồn cung, được thúc đẩy bởi nhu cầu trên toàn thế giới, sẽ tiếp tục khan hiếm.

Ví dụ: Nutrien, nhà sản xuất phân bón lớn nhất trên thế giới, cho biết đơn đặt hàng kali của họ đã kín cho đến cuối tháng 9. Công ty đã có kế hoạch sản xuất bổ sung kali vào mùa hè, cho phép người mua chốt giá trước mùa thu.

Chris Reynolds, Phó Chủ tịch kinh doanh cấp cao của công ty cho biết: “Hiện tại, chúng tôi có các đơn đặt hàng phải cam kết hoàn thành đến hết ngày 30/9. Và đó là các đơn hàng đối với cả thị trường Bắc Mỹ, cũng như nhu cầu xuất khẩu hoặc quốc tế mà chúng tôi có”.

Trên thực tế, với dự đoán nhu cầu cao hơn, "công ty có kế hoạch sản xuất thêm 700.000 tấn kali trong năm nay so với năm 2020, khoảng 5% sản lượng thông thường", Reynolds nói. "Nhưng dù tăng nguồn cung, phân bón vẫn khan hiếm do cầu tăng mạnh".

“Và khan hiếm không chỉ là câu chuyện của Bắc Mỹ, mà còn là câu chuyện quốc tế”, Reynolds cho biết khi đề cập đến nhu cầu cao hơn từ Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.

“Chúng tôi đang cố gắng theo kịp nhưng một lần nữa, giá hàng hóa nông sản đang thực sự thúc đẩy nhu cầu đó", ông bổ sung.

Ông phân tích thị trường đầu vào bị thắt chặt “thực sự là do vấn đề về nhu cầu”, khi người trồng đã tăng tỷ lệ sử dụng cả ba sản phẩm - nitơ, phốt phát và kali.

Reynolds nói giá nông sản như ngô, đậu tương, bông, dầu cọ, lúa mì đang ở mức rất tốt và điều này “đang gửi một thông điệp đến người trồng trọt hãy đầu tư vào cây trồng của họ và đảm bảo rằng họ tối đa hóa sản lượng của cây trồng, bởi vì thị trường này cần một sản lượng rất cao”.

Andy Jung, Giám đốc Phân tích chiến lược và thị trường tại The Mosaic Co., một nhà sản xuất kali và phốt phát lớn cho biết: “Khi giá hàng hóa tăng cao, giá phân bón cũng có xu hướng tăng cao".

Đại dịch “đã làm nổi bật các vấn đề và vấn đề của chuỗi cung ứng”, nhà kinh tế Chad Hart của Iowa State Extension nói, hạn chế khả năng “có được sản phẩm kịp thời ở những nơi chúng ta cần”.

Giá đầu vào đã tăng nhanh trong năm qua.

Theo dõi giá của Green Markets, công ty được sở hữu và điều hành bởi Bloomberg, cho thấy giá trung bình mà các nhà bán lẻ phải trả cho anhydrous ammonia ở Vành đai ngô là khoảng 710 USD/tấn, tăng mạnh so với giá trung bình của năm ngoái trong cùng thời kỳ là 476 USD/tấn. Diammonium phosphate (DAP) sẽ được bán cho các nhà bán lẻ với giá khoảng 668 USD/tấn, so với mức 392,50 USD/tấn của năm ngoái, trong khi kali tăng từ 363 USD/tấn năm ngoái lên 422,5 USD/tấn.

“Với giá hàng hóa nông nghiệp cao hơn, tôi nghĩ rằng hầu hết người trồng đang tìm cách tối đa hóa tiềm năng năng suất của họ", Jung cho biết.

“Nông dân đã quan sát và họ thấy ngô từ 3 USD/giạ tăng lên 7 USD/giạ và đậu tương tăng từ 8 USD/giạ lên 15 USD/giạ và họ có xu hướng ném hết tiền họ có vào hoạt động kinh doanh của mình", Hart nhận định.

Nhưng ông cho rằng giá đầu vào tăng đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận. “Bức tranh về khả năng sinh lời rất lớn là không chính xác vì giá ngô 7 USD/giạ trong một thời gian ngắn ”không chuyển thành lợi nhuận kỷ lục".

Ông cũng cho biết rất khó để nói tỷ suất lợi nhuận sẽ như thế nào trong mùa này vì biến động của giá hàng hóa và đầu vào. Mùa trước, bang Iowa ước tính chi phí sản xuất cho một giạ ngô vào khoảng 3,30 USD, tương đương với giá thị trường.

Ông dự đoán chi phí sản xuất trung bình mỗi giạ ngô trong vụ mùa năm này khoảng 4 USD. Do đó, giá ngô dự đoán bán ở mức 5 USD/giạ trong thời gian thu hoạch vẫn mang lại tỉ suất lợi nhuận tốt cho nông dân.

Đối với phân bón phốt phát, Jung của Công ty Mosaic khẳng định nông dân không gặp khó trong việc tiếp cận nguồn cung do sản xuất mở rộng ở các nước như Maroc và Ả Rập Xê-út.

Tuy nhiên, việc Ủy ban Thương mại Quốc tế gần đây đã dọn đường cho việc áp thuế nhập khẩu phốt phát từ Maroc và Nga, làm tăng giá đối với nông dân Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có những sự kiện đột xuất ảnh hưởng tới nguồn cung phân bón, chẳng hạn cầu Memphis ngừng hoạt động dẫn đến việc giao hàng của hơn 1.000 sà lan bị chậm trễ.

Vào tháng 3, nhà kinh tế cao cấp Jay Rempe của Cục Nông trại Nebraska đã viết rằng đợt lạnh giá ở miền Nam vào giữa tháng 2 đã góp phần làm cho giá nitơ cao hơn.

“Hầu hết việc sản xuất phân bón diễn ra ở Louisiana, Oklahoma và Texas gần các kho dự trữ khí đốt tự nhiên dồi dào, một thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón”, ông nói trong một phân tích về tình hình.

Thời tiết lạnh giá khắc nghiệt “buộc nhiều cơ sở sản xuất ở các bang này phải đóng cửa do mất điện và mất nguồn cung cấp khí đốt,” Rempe cho biết. “Ngoài ra, với việc giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến do thời tiết lạnh giá, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón nhận thấy việc bán dự trữ khí đốt tự nhiên có lợi hơn là sản xuất phân bón. Những trục trặc về nguồn cung này chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng nguồn cung vốn đã khan hiếm, vừa đẩy giá lên cao hơn”.

Từ khóa: nông dân Mỹ

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.