Hồn Việt trong sắc màu Đường Lâm

Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao Bằng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006. Không chỉ là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, Đường Lâm còn mang trong mình nhiều kiến trúc mang đặc trưng văn hóa, tâm linh

anh-1-1615954913.jpg

Cổng làng Đường Lâm dưới bóng cây đa hơn 300 tuổi

“Điểm” những dấu tích lịch sử 

Đường Lâm có tên gọi nôm là Kẻ Mía - quê hương của nhiều danh nhân như Ngô Quyền, Phùng Hưng...

Trong sách Đại Việt địa dư toàn biên có viết: “Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng và Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương”. 

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) trên đồi Cấm, quay mặt về phía đông, nhìn ra cánh đồng. Phía bên cạnh là đồi Hổ Gầm, tương truyền là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. 18 cây duối cổ ở khu vực này đã được công nhận là “Cây di sản” cấp quốc gia, tương truyền là nơi Ngô Quyền sử dụng buộc voi, ngựa thuở xưa. Vào ngày 14 tháng 8 Âm lịch (ngày Giỗ vua Ngô Quyền), nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn vị vua đã “mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Cách đền Ngô Quyền chừng 500 m là đền Phùng Hưng - một thủ lĩnh đã lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa vào tháng 4 năm Tân Mùi (791), chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường. Trong đền thờ, có tấm bia Phùng tự bi ký được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473), khắc nhiều thông tin về đời, sự nghiệp Phùng Hưng.

Chùa Mía tại làng cổ Đường Lâm trên một đồi đá ong, được ghi nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam (287 tượng), trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. Trên gác của chùa có treo quả chuông đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1864). Ngoài ra, nơi đây còn giữ được bộ khung gỗ có nhiều phần điêu khắc thế kỷ XVII, đồng thời có bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13 m thờ vọng xá lợi Đức Phật. Năm 1993, chùa Mía đã được Bộ VHTT (nay là Bộ VH-TT&DL), xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Đường Lâm còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh, bà Chúa Mía (vương phi của Chúa Trịnh Tráng), bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Phan Kế Toại (Phó thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 4 nhiệm kỳ), Hà Kế Tấn (Bộ trưởng Bộ Thủy lợi 1964 - 1973), Phan Kế An (họa sỹ vẽ tranh biếm họa của báo Sự thật)…

Sót lại cổng làng Mông Phụ

Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ với cổng làng, bến nước, đình, chùa, giếng nước, cây đa, ruộng nước, gò đồi.

Theo chân nhóm học sinh Trường Tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) về với Đường Lâm, bước chân xuống xe, hết thảy ai cũng trầm trồ, thích thú bởi một không gian đồng quê thanh bình với hồ sen bên cổng làng và một vạt lúa đang ngả vàng đơm bông.

Cả đoàn vào nghỉ ở ngôi nhà cổ đầu tiên của ông Nguyễn Văn Vững, ngay sát hồ sen. Căn nhà bao phủ bởi rất nhiều vòm lộc vừng chen nhau xõa xuống sân, vườn và những mái ngói rêu xanh. Nhâm nhi chén nước vối xanh, chút chè lam chủ nhà đãi khách, đón gió hồ sen thổi vào mát rượi, ai cũng hít hà thật sâu, dang tay như muốn ôm lấy cả không gian yên bình.

Bước qua cổng làng nhuốm màu rêu phong, trầm ngâm dưới bóng cây đa khổng lồ hơn 300 năm tuổi, những ngõ xóm đường làng lát gạch đỏ nghiêng. Những căn nhà gỗ bạc màu cùng mái ngói thâm nâu, tường đá ong cũ kỹ dần hiện ra. Điểm thêm vào đó là những dàn dây leo, những cây hoa tim tím. Tất cả vừa mộc mạc, gần gũi, lại vừa thấy như một sự kết nối, tạo thành quần thể xóm làng gắn bó bên nhau, thiêng liêng và trìu mến.

Ông Vững làm hướng dẫn viên cho cả đoàn, chia sẻ: “Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833 bằng đá ong cổ, bên trên còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại” (tạm hiểu là “thời nào cũng có người tài giỏi). Trước kia, làng có tới 5 cổng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương. Nhưng theo thời gian mai một, đến nay chỉ còn sót lại cổng làng Mông Phụ”.

Vượt qua cổng làng chừng 300 mét là đến đình Mông Phụ (di tích cấp quốc gia của làng cổ Đường Lâm) - đặc trưng cho đình Việt truyền thống, được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông). Đình là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt làm Thành hoàng làng.

Truyền thuyết kể rằng, đình Mông phụ đặt trên đầu một con rồng, giếng làng là mắt rồng. Sân trước cửa đình thấp hơn so với mặt bằng xung quanh với ngụ ý của người xưa: Khi trời đổ mưa, nước từ các phía sẽ ào ạt đổ vào sân đình, như một khát vọng cho đời sống ấm no. Từ đây, nước sẽ theo các cống nhỏ dọc theo nách đình, nếu nhìn từ xa sẽ thấy 2 rãnh nước nhỏ này như 2 cái râu rồng.

Nơi hội tụ các di sản

Chia sẻ về ngôi nhà cổ ở Đường Lâm, ông Vững cho biết, làng có tổng số gần 1.000 ngôi nhà cổ, nhiều nhà được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Các ngôi nhà cổ ở Đường Lâm, mùa hè rất mát, mùa đông ấm, được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu truyền thống của xứ Đoài như đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa...

“Mỗi ngôi nhà được coi là một đồ gia bảo mang trong mình nhiều trầm tích lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ”, ông Vững vừa nói vừa dẫn đoàn ghé thăm nhà ông Bùi Xuân Thể.

Cổng nhà ông Thể mộc mạc với cổng gỗ nâu xỉn, đặc biệt là tay cầm để mỏ trên các cánh, tựa như hình những chiếc chuôi dao. Thú vị hơn khi ông Thể “bật mí”:

Cách thiết kế cổng theo kiểu tay cầm tròn theo cách của người xưa, có dụng ý riêng. Bởi vốn cổng ngoài ngõ thường khá xa với cửa nhà, khách đến chơi khó có thể nghe thấy tiếng gọi cổng. Với lại, người xưa vốn không thích tạo sự ồn ào. Vì thế, bên trong cổng thiết kế chốt gài sao cho bên ngoài xoay tròn tay cầm có thể mở được, khách cứ tự nhiên vào nhà. Nếu không mở được, có nghĩa là chủ nhà đi vắng, hoặc hôm nay không sẵn sàng để tiếp khách.

anh-3-1615955062.jpg

Đường Lâm có gần 1.000 ngôi nhà cổ, được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài

Ngôi nhà của ông Thể có hơn 200 năm tuổi, được xây dựng từ thời hậu Lê với 7 gian, 2 chái, mái cánh diều. Kiến trúc nhà cổ mang phong cách nhà quan, các gian rộng hơn so với nhà khác, do đời xưa nhà có người làm quan. Nhà ông Thể có nghề làm tương, sân gạch bày rất nhiều chum, vại. Màu gốm đất của các chum tương, bên chiếc bể nước hình chữ nhật có mái vòm cao phủ đầy hoa hoàng yến vàng lên từng chùm trong nắng, dưới bóng hàng cau. Theo ông Thể, nghề làm tương ở Đường Lâm cũng rất nổi tiếng, chất lượng tương không hề thua kém tương Bần (Hưng Yên), tương Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội). 

Lãnh đạo UBND Thành phố khẳng định: “Hiếm có vùng đất nào mà dấu tích lịch sử lại dày đặc như ở Đường Lâm - là nơi hội tụ của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Sự phát triển về du lịch nơi đây, đã góp phần tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người dân Đường Lâm, đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh của vùng đất chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa này”

 

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.