Lạ lùng giống lúa của đồng bào dân tộc M'nông ở tỉnh Đắk Lắk, phải cúng thần linh trước khi tuốt bằng tay

Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa trên những quả đồi ở xã Krông Nô (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Nhưng kỳ lạ là đồng bào dân tộc M’nông nơi đây không dùng liềm hay máy để gặt lúa mà phải tuốt bằng đôi tay trần

Và trước khi thu hoạch lúa phải cúng thần linh.

Đối với đồng bào dân tộc M’nông, hạt lúa rẫy có giá trị tinh thần rất lớn. Nhiều người cao tuổi ở huyện Lắk kể lại, truyền thống trồng lúa rẫy của người M’nông đã có từ rất lâu đời.

Hàng ngàn năm vẫn duy trì giống lúa rẫy
Mặc dù đời sống hiện đại, phương thức canh tác hiện đại trong đó có trồng lúa, nhưng đồng bào dân tộc M'nông ở xã K rông Nô, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk".

a1.jpeg


Đối với người M’nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho họ thì còn mang tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Ảnh: Khánh Huyền

Cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho người M'nông thì còn mang ý nghĩa tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Do đó vào thời điểm lúa chín, bà con người M’nông phải tuốt lúa về giã ra cúng các vị thần linh trước rồi mới được thu hoạch.

Vì quãng đường vào rẫy rất xa, nên vào mỗi vụ, bà con người M’nông lại chuẩn bị đồ ăn, nước uống và dụng cụ sẵn sàng cho một ngày thu hoạch lúa.

Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cho biết, nhà anh cách rẫy lúa tầm 10 km nên phải dùng xe máy cày để tới tuốt lúa, chở về. Từ tờ mờ sáng, anh đã cùng bà con họ hàng xếp những bao đựng lúa, thức ăn nấu sẵn vào gùi để lên rẫy tuốt lúa.

Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa rẫy ở đồi tiểu khu 1427 (xã Krông Nô) to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Những cây lúa cao khoảng 1m, được người dân dùng tay để tuốt.

a2.jpeg

Từng hạt lúa rẫy to, tròn được chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô, huyện Lắk) hái đầy ắp gùi rồi đổ vào bao. Ảnh: Khánh Huyền

“Đây là tín ngưỡng, văn hoá của đồng bào dân tộc M'nông chúng tôi. Nhờ các vị thần linh phù hộ mới có lúa rẫy, nên nếu chúng tôi dùng liềm hay máy cắt sẽ làm đau họ, mùa sau sẽ không có thu hoạch. Hơn nữa, tuốt bằng tay sẽ tách được hạt thóc ra không phải tốn tiền hay mất thời gian thuê máy tuốt lúa”, anh Y Than chia sẻ.

Thứ cháo bầu đặc sắc nấu từ gạo lúa rẫy
 Gia đình chị H’Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cũng đang rộn ràng tuốt những hạt lúa rẫy vàng ươm. Theo chị H’Lý, lúc còn nhỏ chị thường theo cha mẹ lên rẫy nên tuốt lúa bằng tay trần. Ban đầu hai bàn tay cũng đau nhức, thậm chí đầy vết xước, song làm mãi thành quen.

a3.jpeg

Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cùng người thân trong gia đình hái lúa rẫy. Ảnh: Khánh Huyền

Trong cuộc sống hằng ngày của bà con M’nông, lúa rẫy là nguồn lương thực không thể thiếu. Ngoài nấu cơm, bà con M’nông còn nấu cháo bầu từ gạo rẫy. 

Gạo lúa rẫy nấu qua đêm sau đó bỏ vào trong vỏ bầu khô ủ, sáng sớm lên rẫy chỉ cần đổ nước vào phơi nắng đến trưa ăn sẽ có vị chua chua, thơm mùi gạo. Đặc biệt lúa rẫy còn được dùng để làm rượu. Rượu nấu từ gạo rẫy sẽ có vị cay nồng, thơm hơn các loại rượu khác.

a4.jpeg

Đối với người M’nông tại huyện Lắk, lúa rẫy được trồng để giữ gìn truyền thống văn hoá của đồng bào. Ảnh: Khánh Huyền

Đối với người M’nông xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk dù trải qua nhiều thế hệ, lúa rẫy vẫn gắn bó không thể thiếu trong bữa ăn, tín ngưỡng.

Những năm gần đây, do chuyển đổi diện tích trồng cà phê, tiêu... và các loại cây lâm nghiệp nên diện tích trồng lúa rẫy dần bị thu hẹp. Tuy nhiên, tận dụng đất ở những đồi trọc hay vùng mới trồng cây lâm nghiệp từ 1 - 2 năm tuổi, người M’nông nơi đây vẫn trỉa hạt để giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của đồng bào mình.

Khác với lúa nước, lúa rẫy có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu hơn. Từ khi trỉa hạt đến lúc thu hoạch khoảng hơn 6 tháng. Khoảng tháng 5, người M’nông mang gùi lên rẫy trỉa lúa. Những chiếc gậy được vót nhọn là dụng cụ dùng để chọc lỗ trỉa giống. Lúa rẫy phát triển hầu như dựa vào các điều kiện tự nhiên, bà con không hề sử dụng thuốc hóa học trong quá trình chăm sóc.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.