Làng bánh phu thê thấp thỏm chờ Tết

Những người làm bánh phu thê ở làng Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh) đang thấp thỏm chờ Tết trước tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.

Dịch COVID - 19 khiến khu vực Đền Đô vắng lặng khách tham quan. Bình thường cổng Đền Đô luôn có hàng chục cửa hàng buôn bán bánh phu thê tấp nập người hỏi mua bánh. Nay số cửa hàng bán bánh phu thê ở đây chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Chị Nguyễn Thị Thu, chủ một cửa hàng bánh phu thê có tiếng trong làng Đình Bảng chia sẻ: “Những năm trước chưa có dịch, khách tham quan tấp nập đổ về Đền Đô, nhiều người mua bánh phu thê làm quà biếu. Bởi vậy, gia đình tôi và những người làm bánh phu thê trong làng Đình Bảng sống khỏe”.

Theo lãnh đạo UBND phường Đình Bảng, hiện phường có khoảng 40 gia đình thường xuyên làm bánh phu thê để bán cho khách quanh năm. Ngoài ra, vào dịp cuối năm, phường có thêm gần 100 gia đình làm bánh phu thê bán cho người trong và ngoài địa phương để làm quà biếu tặng dịp Tết. Năm nay, dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ bánh phu thê gặp nhiều khó khăn.
Chị Thu nhớ về những ngày tháng nhộn nhịp của làng nghề khi đại dịch COVID - 19 chưa xuất hiện. Hằng ngày, vợ chồng chị và hai con luôn phải thức dậy từ sáng sớm để gói bánh phu thê kịp bán cho khách đến viếng Đền Đô và các đầu mối đặt hàng từ trước. Mỗi ngày bán được khoảng 100 chiếc bánh, với giá từ 30 - 50 nghìn đồng/chiếc. Gia đình chị bỏ túi từ 300 - 500 nghìn đồng/ngày.

Tất cả đã thay đổi khi dịch COVID - 19 bắt đầu xuất hiện, mỗi khi có đợt dịch bùng lên, di tích Đền Đô tạm dừng đóng cửa, những gia đình làm bánh phu thê như nhà chị Thu lại một phen lao đao. “Khi dịch COVID - 19 bùng phát, lượng khách đến Đền Đô rất ít, khiến việc tiêu thụ bánh phu thê của gia đình tôi sụt giảm rõ rệt, thậm chí có ngày chỉ có vài khách hỏi mua bánh. Không chỉ riêng tôi, những gia đình làm bánh phu thê khác trong làng cũng trong tình trạng tương tự”, chị Thu than thở.

tp-phu-the-2-943.jpg


Nhiều gia đình làm bánh phu thê ở phường Đình Bảng thấp thỏm chờ Tết

Chị Thu cho biết thêm, do tình hình tiêu thụ bánh phu thê gặp nhiều khó khăn bởi dịch COVID - 19 trong thời gian qua, bởi vậy, gia đình chị đã tính để con trai tạm thời chuyển sang làm nghề mới. Ngày trước, người con trai luôn tất bật gói bánh phu thê với vợ chồng chị mới đủ bánh bán cho khách, nhưng giờ chuyển sang học pha chế cà phê. Gia đình chị cũng mở một quán bán cà phê gần Đền Đô cho người con trai.

Nhiều gia đình gói bánh phu thê truyền thống ở làng Đình Bảng rơi vào tình cảnh tương tự như chị Thu.

Nín thở chờ Tết

Chị Thu chia sẻ, những năm chưa có dịch, đến thời điểm này, gia đình chị và những người làm bánh phu thê trong làng Đình Bảng bắt đầu rục rịch bước vào vụ Tết. Tháng 12 âm lịch và tháng Giêng là thời điểm bán bánh phu thê nhộn nhịp nhất. Không khí gói bánh trong các gia đình làm bánh phu thê luôn rộn ràng từ sáng sớm đến tối mịt để phục vụ khách tham quan Đền Đô và đổ cho các đầu mối. “Vào tháng cuối năm, mỗi ngày, tôi bán được khoảng 300 - 500 cặp bánh phu thê cho khách. Có ngày, cả 4 người trong gia đình tôi làm bánh không đủ bán cho khách làm quà tặng biếu Tết”, chị Thu cho hay.

Năm nay, dịch COVID - 19 vẫn diễn biến phức tạp nên gia đình chị Thu và những người làm bánh phu thê ở làng Đình Bảng đang trong tâm trạng nín thở chờ Tết. Những năm chưa có dịch, thời điểm này, gia đình chị Thu đã đặt mua hàng vạn chiếc lá dong, dự trữ nhân để sẵn sàng phục vụ Tết. Giờ chị Thu vẫn đang nghe ngóng tình hình dịch, rồi mới tính chuyện làm hàng. “Tâm lý chung của những người làm bánh phu thê ở làng Đình Bảng là thấp thỏm chờ xem dịch diễn biến thế nào mới dám đặt mua nguyên liệu để làm bánh phục vụ Tết”, chị Thu cho biết.

Cách nhà chị Thu không xa, bà Nguyễn Thị Tâm (60 tuổi), một người có hơn 30 năm làm bánh phu thê. Bà Tâm buồn rầu trước cảnh ế ẩm trong việc tiêu thụ bánh phu thê thời gian qua. Bà Tâm cho hay, năm nay, gia đình bà chỉ bán được số lượng bánh phu thê bằng một nửa, thậm chí có ngày giảm 2/3 so với thời điểm chưa có dịch. “Bắt đầu đến thời điểm làm bánh phu thê phục vụ Tết, chúng tôi chỉ mong dịch được kiểm soát để làm ăn. Nếu dịch tiếp tục bùng phát và kéo dài, chúng tôi thất nghiệp mất”, bà Tâm nói.

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.