Làng nghề đang vơi cạn

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, trước đây, toàn TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, tuy nhiên, cuối năm 2021, qua rà soát chỉ còn 806 làng, giảm 544 làng.

Những con số biết nói này để thấy mảnh đất trăm nghề của Thăng Long - Hà Nội đang dần vơi cạn do quá trình đô thị hóa.

Hương nghề bay đi

Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có hai nghề truyền thống là nghề làm tương nếp và nghề làm miến dong. Người dân Cự Đà tự hào về nghề làm tương nếp đã có từ hàng trăm năm nay với câu ca danh truyền “Tương Cự Đà, cà làng Đám”.

nghe-lam-mien-tai-lang-cu-da-xa-cu-khe-huyen-thanh-oai-ha-noi-anh-pham-hung-2.jpg

Nghề làm miến tại Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ảnh: Phạm Hùng

Riêng nói về nghề làm tương, theo các nghệ nhân của làng, tương Cự Đà có vị ngọt và hương thơm riêng. Tương Cự Đà có màu nâu nhạt, sánh, vị ngọt dịu, thanh, đạm và thơm bởi bí quyết bao đời từ chọn mua gạo nếp đến thổi xôi, rang đậu, pha nước đậu tương, đặc biệt là khâu ủ men, làm mốc. Từ xa xưa, hẳn không ít người biết đến tương Cự Đà qua những câu ca cổ: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Cách sông, cách nước thì thương/ Cách quê, cách quán nhớ tương Cự Đà”. Tương Cự Đà đã trở thành sản vật làm phong phú đời sống ẩm thực người dân Hà Thành nói riêng và người dân đất Việt nói chung. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, nghề làm tương nếp trứ danh một thời ở làng Cự Đà đang đứng trước nguy cơ mai một.

Về Cự Đà hỏi thăm về các gia đình làm tương, từ đầu làng đến cuối làng ai ai cũng lắc đầu buồn bã trả lời: Còn ít nhà làm tương lắm. Cả làng giờ chỉ còn vài ba hộ làm tương nếp. Trong đó, có nhà ông Vũ Văn Bằng - cựu Trưởng Ban văn hóa xã, gia đình còn lại duy nhất trong làng còn làm tương theo bí quyết truyền thống. Còn gia đình ông Đinh Văn Tình có tiếng là làm tương hiện đại, quy mô lớn.

Thế nhưng, với một gia đình có nhiều đời làm nghề tương truyền thống như ông Bằng cũng cho rằng nghề xưa khó giữ. Vì nghề làm tương vất vả vậy nhưng thu nhập lại không cao. Như gia đình anh Đinh Văn Tình mỗi ngày xuất ra thị trường vài trăm lít tương nhưng tiền lãi cũng chỉ đủ ăn. Bài toán kinh tế khiến nhiều gia đình trong thôn không còn mặn mà với nghề.

Chưa kể, người trẻ trong làng thoát ly ngày càng nhiều nên lớp con cháu không còn nối nghề. Từ 20 hộ làm nghề, đến nay, Cự Đà chỉ con khoảng 5 hộ làm nghề và số lượng không được nhiều như trước.

Theo ông Vũ Văn Thành - người dân làng Cự Đà: “Nếu Nhà nước hoặc chính quyền địa phương có điều kiện tạo ra khu vực sản xuất cho nghề này để lưu nghề truyền thống và tăng năng suất thì chúng tôi rất mong muốn. Nếu không có sự hỗ trợ thì không biết nghề truyền thống của làng Cự Đà có tồn tại nổi 5 năm nữa”.

Thu hẹp không gian

Không chỉ có làng Cự Đà, mà hàng trăm làng nghề khác của Hà Nội đều đã vơi cạn cả về số lượng và không gian. Năm 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều làng nghề đình trệ, đặc biệt là các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu và gắn với du lịch. Hầu hết cơ sở sản xuất đang đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân lực, nguồn vốn, đến cả đầu ra cho sản phẩm.

Nghề làm chân hương ở làng Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã có gần một thế kỷ, từng là nghề kiếm cơm của nhiều thế hệ người dân trong làng. Chân hương của làng Quảng Phú Cầu được bán đi khắp các tỉnh thành trên cả nước và xuất khẩu ra một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… trong đó Ấn Độ chiếm thị phần lớn nhất vì người dân chủ yếu theo đạo Phật.

Thế nhưng, đến nay người trẻ không còn mặn mà với nghề. Đại dịch Covid-19 khiến sản lượng đầu ra của làng giảm một nửa. Nhiều gia đình đã chuyển nghề.

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cũng cho biết, hiện nay, Vạn Phúc không chỉ là một địa chỉ nổi tiếng trong nước và quốc tế gắn với sản phẩm lụa tơ tằm. Nhưng trong tình hình dịch bệnh Covid-19, việc phòng, chống dịch đi đôi với sản xuất và kinh doanh là những thách thức lớn đối với sản phẩm làng nghề.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, mà từ trước đó, làng nghề truyền thống Hà Nội đã không còn hưng thịnh. Nhìn thẳng vào thực tế, làng nghề Hà Nội tiềm năng rất nhiều, nhưng phần lớn vẫn ở trạng thái “năng lực tiềm ẩn”.

“Chúng ta chưa tạo được một môi trường thực sự kích thích động lực sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề. Một số làng nghề bước đầu đã tạo dựng được thêm những mẫu mã mới có thiết kế mang tính đương đại như gốm sứ Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, song có nhiều mẫu thiết kế bắt nguồn từ các khách hàng nước ngoài”, ông Trương Quốc Toàn - trợ lý Dự án hợp tác giữa vùng Ile-de-France và TP Hà Nội phân tích.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến nhiều làng nghề đang dần bị thu hẹp cả về không gian lẫn số lượng nghề, theo thạc sĩ Lê Quang Pháp - Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội là do nhu cầu thực tế đối với các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, mây tre, đan của làng nghề giảm dẫn đến việc làng nghề bị mai một. Phương thức sản xuất, kinh doanh của làng nghề đặt trong bối cảnh hiện tại không còn phù hợp nữa, do không còn sức cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt.

Nguyên nhân khác lại do bản thân các nghề truyền thống không còn đáp ứng được nhu cầu thu nhập ổn định cho người dân. “Vì thế những người trẻ có xu hướng học và làm nghề khác và bỏ nghề gốc đi, thậm chí có nơi chỉ còn coi nghề là việc làm thêm” - thạc sĩ Lê Quang Pháp bày tỏ.

Thực tế, thời gian qua, Hà Nội đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ cho các làng nghề duy trì và phát triển như: Chính sách phát triển các ngành nghề nông thôn, hỗ trợ kinh phí công nhận danh hiệu làng nghề. Trong năm 2020, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho 29 dự án tại các làng nghề Hà Nội với số vốn trên 9,7 tỷ đồng.

Năm 2022, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục tham mưu UBND TP ban hành các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn 2021 - 2025 và xa hơn.

Ngoài ra, các địa phương cũng đã xắn tay cùng bàn bạc ra nhiều giải pháp giữ không gian làng nghề. Với giải pháp thiết thực từ các sở, ngành, địa phương, hy vọng sẽ tạo thêm động lực giúp các làng nghề Hà Nội vượt qua khó khăn để phát triển.

Hà Nội vốn không chỉ có thế mạnh ở nội đô, mà giàu tiềm năng ở khu vực ngoại ô, sở hữu nhiều di sản văn hóa hấp dẫn. Thúc đẩy khách du lịch không chỉ tập trung ở nội đô, nên tiến xa hơn ra các khu vực ngoại thành. Không chỉ tháp Rùa, Hồ Gươm, Hoàng thành hay Quốc Tử Giám, Hà Nội còn có nhiều câu chuyện làng nghề độc đáo để khoe với du khách. Để làm được điều đó Hà Nội cần tập trung giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống." - Trưởng đại diện chương trình hợp tác giữa vùng Ile-de-France và TP Hà Nội - Emanuel Cerise

"Sở Du lịch sẽ trình UBND TP về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế ý tưởng, hồ sơ thiết kế sản xuất bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề, hệ thống biển chỉ dẫn du lịch và quà tặng lưu niệm du lịch Hà Nội để triển khai thực hiện. Liên minh Hợp tác xã TP cũng sẽ tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã tại các làng nghề và hỗ trợ vay vốn với hợp tác xã, thành viên hợp tác xã các làng nghề. Những động thái này rất cần được thúc đẩy để giữ làng nghề." - KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội

 

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Từ khóa:

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.