Làng nghề Phú Xuyên sôi động sản xuất đầu năm
Là huyện phía Nam Thủ đô, Phú Xuyên được mệnh danh là "đất trăm nghề" với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng: Khảm trai Chuyên Mỹ; may Vân Từ; đan cỏ tế Phú Túc…
Do đó, ngay từ những ngày đầu năm Nhâm Dần, không khí sản xuất của các làng nghề đã trở lại nhịp sôi động, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Hoàn thiện các sản phẩm lẵng hoa tại làng nghề đan cỏ tế xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên).
Đến xã Phú Yên - nơi có hơn 80% số hộ làm nghề sản xuất đồ da (gồm: Giày dép, túi xách...), trong đó riêng giày sản xuất 1.000-2.000 đôi/ngày, ngay đầu năm mới Nhâm Dần nhiều hộ đã bắt tay vào sản xuất. Anh Nguyễn Văn Thùy, hộ làm nghề lâu năm chia sẻ: Năm mới này, cùng với đầu tư máy móc hiện đại trong sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi chuyển mạnh sang bán hàng qua mạng xã hội kết hợp bán hàng trực tiếp. Theo Bí thư Đảng ủy xã Phú Yên Nguyễn Đại Hoan, sau những ngày vui xuân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề giày da Phú Yên đang hoạt động trở lại, công suất đạt 70-80% so với trước Tết.
Trong khi đó, làng nghề mộc Đại Nghiệp, xã Tân Dân cũng hối hả ngay từ những ngày đầu năm. Bước chân vào tới đầu làng đã thấy rộn ràng tiếng máy cưa, máy đục. Sản phẩm truyền thống nổi tiếng của làng nghề Đại Nghiệp chủ yếu là bàn ghế, giường, tủ, kệ tivi; đồ trang trí nội thất như tranh gỗ, quạt gỗ trang trí…
Ông Hoàng Văn Luận, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ lớn tại thôn Đại Nghiệp cho biết: Người dân Đại Nghiệp chăm chỉ, chuyên cần, với đôi tay tài hoa, sự sáng tạo, tỉ mỉ cùng khả năng thẩm mỹ đã thổi hồn cho những khúc gỗ khô cứng thành sản phẩm độc đáo, góp phần làm đẹp cho biết bao công trình. "Đối với người làm nghề như chúng tôi không có khái niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà sớm bắt tay vào công việc cho kịp các đơn hàng, nhất là các đơn hàng khách đặt từ trước Tết", ông Luận chia sẻ.
Còn tại xã Phú Túc những ngày này, làng nghề đan cỏ tế cũng đang sôi động trở lại. Các cơ sở sản xuất nhộn nhịp người qua lại, những chuyến xe chở hàng chạy khắp nẻo đường làng… Đến với làng Phú Túc, bất kỳ ai bị thu hút bởi những giỏ hoa, lẵng hoa, giỏ quả, khay, hộp đựng quần áo, tráp đựng son phấn, hàng lưu niệm… với kiểu dáng đa dạng, bền đẹp, rẻ, chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm.
Chủ tịch UBND xã Phú Túc Trần Văn Khiêm cho biết, nghề đan cỏ tế mang lại cho Phú Túc diện mạo mới và góp phần nâng cao mức sống của người dân trong xã. Điều đó thể hiện rõ trên những con đường bê tông, những ngôi nhà cao tầng hiện đại san sát. Đầu xuân, các doanh nghiệp làm nghề đón tin vui khi quý II-2022, cụm công nghiệp làng nghề xã Phú Túc sau thời gian gấp rút triển khai xây dựng sẽ đi vào hoạt động. "Đây là niềm vui lớn, tạo động lực để làng nghề đan cỏ tế Phú Túc bứt phá trong năm Nhâm Dần này", ông Khiêm phấn khởi cho biết.
Theo Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh, xác định kinh tế làng nghề là một trong những nguồn thu lớn, giúp kinh tế địa phương phát triển, do đó, huyện Phú Xuyên nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề; nâng cấp hệ thống lưới điện, giao thông… Cùng với quan tâm, khuyến khích, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ, quy trình và nguyên vật liệu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng mẫu mã sản phẩm, huyện Phú Xuyên coi trọng đào tạo người lao động; tập hợp, tôn vinh đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tay nghề cao; đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao năng lực quản trị cho chủ cơ sở sản xuất; chú trọng xây dựng thương hiệu, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh cho sản phẩm...
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận