Mâm lễ hoa quả, rượu nếp đẹp mắt đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ thắp hương ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âm lịch) gồm các loại hoa, quả, xôi, rượu cái nếp cẩm trình bày đẹp mắt, có giá trên dưới 100.000 đồng. Dịp này năm ngoái, có tiểu thương bán được 400 mâm lễ như vậy.

Chị Chang Anh Anh - một tiểu thương bán hàng online lâu năm ở Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - cho hay, từ đầu tháng 5 tới giờ, thị trường mua sắm đồ cúng ngày Tết Đoan ngọ đã rất rộn ràng tấp nập. Trung bình mỗi ngày, chị chốt khoảng 50 đến 60 đơn hàng.

Được biết đến như một địa chỉ bán hàng online tin cậy, khách mua hàng của chị Chang Anh Anh chủ yếu là khách quen. Mùa nào thứ ấy chị nhập hoa củ quả, thực phẩm sạch về bán trên trang cá nhân. Như thường lệ, những ngày này, chị tập trung bán mâm cỗ thắp hương ngày Tết Đoan ngọ cổ truyền.

“Cũng như mọi năm, bước sang đầu tháng 5 là mình bắt đầu rao bán sét đồ thắp hương ngày giết sâu bọ (5/5 âm lịch). Người hỏi chủ yếu là khách quen, đã mua hàng nhiều lần, tin tưởng vào chất lượng cũng như mẫu mã của nhà mình nên họ quay lại đặt tiếp. Mâm lễ thắp hương nhà mình bán bao gồm hoa, quả, xôi, rượu cái nếp cẩm”.

tet-doan-ngo.jpg

Sét mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ chị Chang Anh Anh rao bán trên trang cá nhân
Chị Chang Anh chia sẻ, mọi vật phẩm trong mâm lễ chị đều phải tự tay chọn lựa cẩn thận và sắp xếp thật đẹp. Khách mua sét đồ cúng ngày Tết của nhà chị không chỉ yêu cầu chất lượng mà còn trọng hình thức. Mâm lễ thắp hương phải đầy đủ hoa quả, trang trí đẹp. 

“Hoa trong mâm cỗ cúng của nhà mình thường là sen Quan âm, hoa cúc, mẫu đơn hay hồng. Quả có vải thiều Bắc Giang, mận Lạng Sơn. Xôi thì mình làm xôi lá dứa vừa mang hương vị tự nhiên, màu sắc lại bắt mắt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ không thể thiếu bát rượu cái. Nhà mình thường làm rượu cái từ nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng, khách rất ưng nên năm nào cũng hỏi mua”.

Để phục vụ nhu cầu lớn của khách hàng, cách khoảng 4, 5 ngày trước Tết Đoan ngọ, chị Chang Anh Anh sẽ giới thiệu một vài mâm cỗ làm mẫu rồi rao lên trang cá nhân cũng như các group mua bán online để gom đơn hàng. Vì bản thân bán hàng lâu năm, có một lượng khách quen cố định và tạo được lòng tin về chất lượng, giá thành phải chăng nên ngay khi chị rao bán, khách vào đặt mua rất nhiều.

Mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ năm nay nhà chị giữ nguyên giá, chỉ 120.000 đồng/sét. Tùy theo yêu cầu của khách, nếu khách yêu cầu thay hoa, thay quả, tăng giảm món đồ lễ nào trong mâm lễ chị cũng chiều theo ý khách, chị kể.

tet-doan-ngo-1.jpg

Mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ không những ngon mà còn đẹp mắt

Tiểu thương này chia sẻ, dịp Tết Đoan ngọ năm ngoái chị bán tổng cộng được hơn 400 mâm lễ. Ngày cao điểm chị bán được 200 mâm, còn lại những ngày trước đấy, trung bình mỗi ngày chốt khoảng 50 đến 70 mâm.

Năm nay, chị bắt đầu rao bán từ mùng 2/5 âm lịch, ngay ngày đầu đã có 50 khách đặt hàng. Theo kinh nghiệm bán hàng nhiều năm của chị, năm nay có thể lượng khách mua mâm cỗ thắp hương sẽ nhiều hơn. Bởi, tuy Tết Đoan ngọ rơi vào ngày cuối tuần nhưng đang trong thời gian dịch bệnh, mọi người hạn chế đi lại mua sắm nên sẽ đặt hàng nhiều. 

Ngoài những đơn hàng giao ngay trong ngày, chị cũng nhận đơn ship đúng ngày 5/5 âm lịch. Ngày mùng 4 và mùng 5 là hai ngày cao điểm, chị phải huy động tất cả người thân trong nhà cùng làm. 

“Thực ra mỗi sét đồ cúng lời lãi cũng không nhiều, nhưng mìnhbán một phần vì sở thích, đam mê. Khi tự tay chuẩn bị những mâm cỗ cúng theo ý khách mình thấy rất vui và yêu nghề hơn", chị nói.

Ngoài ra, một số cửa hàng hoa quả cũng bày bán những sét, mẹt hoa quả và rượu nếp, giá dao động từ 200.000-350.000 đồng/set để các gia đình dâng hương, quây quần ăn uống, giết sâu bọ để cầu một vụ mùa mới tươi tốt và xua đuổi bệnh tật.

 

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/mam-le-hoa-qua-ruou-nep-dep-mat-dat-hang-ngay-tet-doan-ngo-745302.html

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.