Mô hình xen canh táo, bưởi trên đất dốc giúp nông dân Sơn La làm giàu

Không cam chịu đói nghèo khi có vườn đồi, nhiều năm nay, gia đình anh Nguyễn Trí Vinh, ở bản Nà Cang, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư mô hình xen canh táo, bưởi chất lượng cao trên đất dốc bạc màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ 1 tháng nay, tại vườn đồi của gia đình anh Nguyễn Trí Vinh, ở bản Nà Cang, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, đều đặn cứ 1-2 ngày là bưởi, táo phục vụ Tết lại được chất đầy lên các xe thương lái trong, ngoài tỉnh. Anh Nguyễn Trí Vinh phấn khởi: Năm nay, dù gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhưng có sự vào cuộc của địa phương, cùng sự chủ động của nông dân về thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Vụ bưởi năm nay nhà anh bán khoảng 12.000 đồng quả, với giá bán đổ từ 10.000-12.000 đồng/quả; táo cũng dự kiến thu được khoảng 5 tấn, với giá bán buôn bình quân 25.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình có lãi lớn.

“Đầu ra sản phẩm nhà tôi rất ổn, khách hàng yêu quý, những khách hàng ăn là quen. Khách hàng gọi điện để tôi gửi hàng, hàng đến cả các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh” - anh Vinh nói.

anh_vinh_trao_doi_kinh_nghiem_ve_cham_soc_tao_buoi.jpg

Anh Vinh trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc táo, bưởi.

Năm 1976, anh Vinh cùng gia đình dời quê Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội) lên bản Nà Cang  với bao khó khăn, loay hoay không biết trồng cây gì, nuôi con gì. Bắt đầu là trồng mía, ngô, nhưng rồi đất cũng bạc màu dần. Nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng, đất đai nơi này, anh quyết tâm chuyển sang trồng thử mấy chục gốc bưởi diễn.

 Qua vài vụ thấy trồng bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế, anh mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mở rộng diện tích lên vài trăm gốc và 3 năm lại đây, anh lại trồng thêm hơn 100 gốc bưởi đỏ. Đi nhiều nơi thấy mô hình trồng táo xen bưởi hiệu quả, anh Vinh lại mày mò thử nghiệm rồi mở rộng trồng xen hơn 100 gốc táo Đài Loan với diện tích trồng bưởi.

Áp dụng quy trình trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn Vietgap, chất lượng bưởi, táo nâng lên rõ rệt, vừa thơm ngọt, lại mẫu mã đẹp, được thị trường ưu chuộng và mô hình này cũng giúp nhà anh Vinh tăng gấp đôi giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, trừ chi phí có lãi bình quân 400 triệu đồng/năm. Cộng với nguồn thu từ chăn nuôi lợn, một năm gia đình có thu cả tỷ đồng.

doi_vuon_tao_xen_buoi_cua_gia_dinh_anh_vinh.jpg


Đồi vườn xen canh táo bưởi của gia đình anh Vinh.

Theo anh Vinh, làm nghề nào cũng vậy, nhất là với nghề nông phải cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm làm ăn, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lấy ví dụ từ gia đình mình, anh Vinh cho hay: “Tôi đi nhiều nơi, học các mô hình. Làm sao để thu nhập trên 1 ha đất hiệu quả kinh tế phải cao lên”.

Mô hình trồng táo xen bưởi của gia đình mình thành công, anh Nguyễn Trí Vinh cũng sẵn lòng giúp đỡ bà con trong bản về vốn và kinh nghiệm trồng, chăm sóc vườn cây. Như gia đình anh Nguyễn Trí Sơn, người dân cùng bản nhiều năm được anh Vinh hỗ trợ, hướng dẫn cách làm cũng đã có thu mỗi năm vài trăm triệu đồng từ mô hình trồng các loại cây ăn quả bưởi, táo, nhãn, xoài.

“Khó khăn chỗ nào là đến nhà anh Vinh tư vấn, giúp đỡ, cho mượn vốn, kinh nghiệm bón xới, cách vun trồng hàng ngày. Đến bây giờ cuộc sống của tôi cũng đã đầy đủ rồi” - anh Sơn cho biết.

anh_vinh_nuoi_them_lon_de_tang_thu_nhap_va_tan_dung_nguon_phan_bon_cho_cay_qua.jpg

Anh Vinh chăn nuôi thêm lợn để tăng thu nhập và tận dụng nguồn phân bón cho đồi cây ăn quả.

Chia sẻ về dự định của gia đình tới đây, anh Nguyễn Trí Vinh cho biết, từ kinh nghiệm đã có, trước mắt nhà anh sẽ tiếp tục đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng 1 ha vườn cây ăn quả hiện có, làm sao đảm bảo sản phẩm quả thơm ngon, sạch, đẹp theo chuẩn Vietgap. Bên cạnh đó giữ mối liên kết chặt chẽ với các đầu mối tiêu thụ trong, ngoài tỉnh, nắm bắt tình hình thị trường cây ăn quả để chủ động đầu ra cho sản phẩm cây quả.

Ngoài ra, anh cũng có có ý định trồng thử nghiệm cây vú sữa hoàng kim giống miền Nam, nếu thành công mới mở rộng bởi qua nghiên cứu, loại cây ăn quả này khá phù hợp với chất đất ở đây. “Tới đây tôi vẫn duy trì 1 ha cây ăn quả này để nâng lên chất lượng, giá trị. Tôi sẽ tìm hiểu thêm các cây ăn quả quý nữa. Hiện tôi đang nghĩ sẽ trồng thêm vú sữa hoàng kim và tới tôi sẽ làm cây giống, bán cây giống ra nữa” - anh Nguyễn Trí Vinh chia sẻ.

Ý chí vươn lên và tư duy trong làm kinh tế nông nghiệp của anh Nguyễn Trí Vinh rất đáng được bà con nông dân tham khảo, học tập./.

 

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.